Trong hệ thống chỉ thị phân tử hiện hành, kỹ thuật RAPD là kỹ thuật đơn giản, cho kết quả khá tin cậy và có lợi về mặt kinh tế hơn cả. Nhiều nghiên cứu áp dụng kỹ thuật RAPD trên lúa đã được tiến hành rộng rãi với các mục đích khác nhau.
Thành công của các nghiên cứu quốc tế, tiềm năng ứng dụng kỹ thuật RAPD trong việc phân biệt các giống lúa xuất khẩu là rất lớn. Do đó, đề tài được các nhà khoa học ĐH Cần Thơ thực hiện nhằm mục tiêu chọn lọc các dấu phân tử RAPD hiệu quả trong việc phát hiện đa dạng di truyền của các mẫu lúa thơm xuất khẩu.
Mười lăm mồi RAPD và bốn mồi SSR được khảo sát trên sáu giống lúa thơm xuất khẩu gồm Jasmine, Tài Nguyên, Nàng Thơm, Hương Biển, Hương Việt, Hương lài sữa. Kết quả ghi nhận 13 mồi cho kết quả đa hình, một mồi (Sn06) cho kết quả đơn hình và một mồi (OPW19) không khuếch đại được trong phản ứng PCR. Tổng số băng lặp lại ghi nhận được là 73 với 64 băng đa hình (57,67%). Số băng đa hình dao động từ 2 đến 11 và số băng trung bình trên mỗi mồi là 5,21. Trong 13 mồi đa hình, sáu mồi cho kết quả tốt nhất về số lượng băng khuếch đại cũng như mức độ đa hình (trên 70%). Kết quả PCR với bốn mồi EAP, ESP, INSP và IFAP trên 6 mẫu lúa một lần nữa giúp khẳng định khả năng phân biệt các mẫu lúa của các mồi RAPD.
Kết quả này cho thấy khả năng ứng dụng của các dấu phân tử RAPD và SSR trong việc phân tích các loci kiểm soát tính trạng mùi thơm của các giống lúa.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã