Học tập đạo đức HCM

Chóng mặt với máy cắt

Thứ ba - 26/02/2013 06:53

Nông dân ĐBSCL bước vào thu hoạch rộ lúa ĐX 2012 - 2013. Vụ ĐX do xuống giống đồng loạt theo lũ rút, nên thu hoạch cũng trùng nhau do đó dịch vụ máy cắt thiếu, giá tăng từng ngày.

Ăn Tết ngoài đồng

Năm nay nhiều nơi lúa chín đúng vào dịp Tết nên không ít gia đình đành ăn Tết ngoài đồng. Ông Ngô Thành Thiện, ấp Kênh 4B, xã Tân An, Tân Hiệp, Kiên Giang cho biết: “Khi chuẩn bị gieo sạ lúa ĐX gia đình cũng đã tính toán “né Tết”, để ra ngoài mùng mới thu hoạch. Nhưng do nước rút quá nhanh không sạ không được. Rồi đến cuối vụ lúa lại bị đổ ngã hết nên buộc phải thu hoạch. Nhưng khổ nỗi đang trong những ngày vui Tết, chẳng kiếm đâu ra máy cắt”.

Lúa bị đổ rạp hết, càng để lâu càng khó thu hoạch, gia đình ông Thiện phải chạy đôn chạy đáo tìm máy cắt. May sao ở trong ấp có người vừa mua chiếc máy GĐLH hiệu Kubota, họ chấp nhận xuống đồng vào chiều mùng 2 Tết, coi như chạy khai trương lấy ngày.

“Thế là cả nhà đành mang bánh, trái ra ruộng vừa ăn Tết vừa theo máy gặt mang lúa về nhà. Khách đến chúc xuân đành phải mời lên xe kéo lúa chạy ra ruộng ăn Tết luôn cho vui”, anh Thiện nói về cách đón Tết thú vị của gia đình.


Nhiều nơi lúa bị đổ ngã nhiều khiến giá công cắt tăng cao

Cũng theo lời anh Thiện, gia đình anh còn may là kiếm được máy cắt sớm, chứ nhiều nhà đợi tới mùng 6, mùng 7 mà vẫn không tìm được máy, do ăn Tết xong ai cũng muốn cắt ngay vì lúa đã chín. Đến khi thuê được máy thì lúa đã chín rục ngoài đồng, cắt bị hao hụt rất lớn.

Do tính toán “né Tết” nên gia đình anh Đỗ Anh Tuấn ở ấp Kênh 5B, xã Tân An vụ này chọn giống lúa dài ngày (giống Jasmine 85) để gieo sạ, đến khoảng rằm tháng Giêng mới bắt đầu thu hoạch.

Theo anh Tuấn, do gieo sạ đồng loạt nên tình trạng thiếu máy cắt vụ này rất trầm trọng. Không ít nhà đã hẹn trước cả tuần lễ nhưng đến ngày thu hoạch vẫn không thấy chủ máy đưa máy đến, điện thoại thì chỉ nghe tiếng ò í e…

Hỏi ra mới biết do máy bị hư, thế là bị trễ dây chuyền, nhiều chủ ruộng hối thúc quá nên chủ máy đành tắt điện thoại luôn. “Năm nay không biết do thời tiết hay sao mà lúa bị đỗ ngả khá nhiều, ruộng nhà tôi đã bị đổ khoảng 50%. Từ nay đến đó chắc là đổ hết. Lỡ chủ máy bẻ kèo không đến đúng hẹn thì không biết xoay sở thế nào”, anh Tuấn thấp thỏm.

Tại các tỉnh đầu nguồn như An Giang, Đồng Tháp…tình trạng thiếu máy cắt cũng rất nghiêm trọng. Ông Nguyễn Đình Cảnh, ấp An Thái, xã An Khánh, Châu Thành, Đồng tháp cho biết, vụ ĐX này gia đình làm hơn 1 ha lúa, mặc dù đã chủ động liên hệ kêu máy cắt trước đó gần 1 tháng, nhưng đến nay ruộng lúa của tôi đã chín quá hơn 3 ngày rồi, vẫn chưa có máy đến cắt.

"Tuy tôi chấp nhận tăng thêm lên 10 - 15% nhưng chủ máy vẫn phát tay, từ chối: “Vui lòng đi kêu máy khác đến gặt lúa đi, chúng tôi làm không xuể”. Phải chi tăng giá mà có máy cắt ngay đâu, chúng tôi phải đợi thêm ít nhất từ 3 - 4 ngày nữa".

Cuối cùng, ông Cảnh phải chuyển qua thuê nhân công gặt lúa bằng tay và máy tuốt lúa, khiến giá thành thu hoạch đội lên cao gấp 2-3 lần so với thuê máy GĐLH.

Giá tăng từng ngày

Do nông dân ai cũng nóng lòng muốn thu hoạch lúa sớm nên chủ máy được dịp làm giá. Ông Đỗ Anh Tuấn cho biết, thời điểm trước Tết giá công cắt bao sân (cắt, đóng bao, đưa lúa hột về đến nhà) chỉ 1,5 triệu đ/ha thì nay đã tăng lên 2 - 2,5 triệu đ/ha (tùy lúa đổ ngả nhiều hay ít). Lúa càng đổ bị đổ ngả nhiều thì giá công cắt càng cao, có khi lên đến 3 triệu đ/ha mà chủ máy vẫn không muốn cắt. Vì lúa bị đổ lại để chín rục nên mằm sát mặt đất, cắt rất chậm, vừa tốn nhiều thời gian vừa hao nhiên liệu.

Ông Đỗ Văn Hùng, một chủ máy GĐLH chuyên đi làm dịch vụ ở ấp Vĩnh Bình, xã Vĩnh Thạnh Trung, Châu Phú, An Giang cho biết: “Từ đầu vụ tới nay 2 chiếc máy GĐLH của tôi chạy ngày, chạy đêm không có thời gian nghỉ, có ngày phải chạy tới 18 tiếng (chỉ nghỉ khi sương xuống quá nhiều, lúa bị ướt). Cũng may là nhờ máy tốt nên ít bị hư hỏng giữa chừng, vậy mà còn bị nông dân mắng (chửi) lên mắng xuống, nhưng nghe riết cũng quen”.

Năm nay phần lớn lúa bị đổ ngã nhiều nên làm khá chậm, tính toán không kỹ nên đến ngày hẹn chưa kịp mang máy đến là nông dân điện thoại réo inh ỏi, có người còn chạy ra tận nơi máy làm việc để tìm.

Theo ông Hùng, bình thường đối với lúa đứng, nền đất khô bằng phẳng thì một máy GĐLH hoạt động hết công suất 1 giờ thu hoạch được 6 công lúa. Nhưng nếu gặp lúa bị đổ ngã nhiều thì công suất làm việc giảm, chỉ cắt được khoảng 3 công lúa/giờ. Do đó, dù máy đã chạy hết công suất thì cũng khó mà đáp ứng được hết nhu cầu của bà con nông dân.

Theo ông Nguyên, khi bị thiếu máy thì nông dân đành phải chấp nhận nhiều thiệt thòi. Ngoài việc thuê giá cao, nông dân còn phải chấp nhận thu hoạch cả ban đêm, lúa bị ướt do sương xuống nhiều dẫn đến tỷ lệ lúa bị thất thoát lớn. Ngoài ra, do nhiều người kêu nên không ít chủ máy cố tình chạy ẩu, chạy nhanh cho kịp thời gian, lúa bị sót lại ruộng rất nhiều.

Trên đồng ruộng khan hiếm máy nên các dịch vụ cung cấp máy GĐLH cũng ăn nên làm ra. Bà Lê Thị Hồng, GĐ Cty TNHH MTV Long Bình (An Giang) cho biết, thị trường máy GĐLH trong vụ lúa ĐX 2012 - 2013 này khá sôi động, lượng máy lấy về không đủ đáp ứng nhu cầu khách hàng. Từ đầu năm đến nay Cty đã bán được 50 chiếc máy GĐLH hiệu DC 60 do hãng Kubota (Nhật Bản) SX.

Thời gian qua, Cty Long Bình đã tạo điều kiện cho nông dân mua máy trả chậm trong 2 - 3 tháng, đồng thời Cty còn kết hợp với Ngân hàng NN-PTNT tỉnh An Giang cho nông dân vay vốn từ 70 - 80% giá trị máy, với lãi suất ưu đãi ở mức thấp nhằm tăng lượng máy trong tỉnh, góp phần đẩy mạnh cơ giới hóa trong khâu thu hoạch.

Ông Phù Khí Nguyên, PGĐ Trung tâm KN-KN Kiên Giang cho biết, toàn tỉnh đang có khoảng 1.300 máy GĐLH, cộng với lượng máy lưu động từ các tỉnh lân cận qua làm dịch vụ cũng chỉ đáp ứng được khoảng 60 - 65% nhu cầu. Nhưng năm nay do gieo sạ đồng loạt, thời gian thu hoạch ngắn nên tình trạng khan hiếm máy rất nghiêm trọng.

Ngay cảhuyện Tân Hiệp có số lượng máy GĐLH nhiều nhất tỉnh (khoảng 500 máy), nông dân cũng rất khó thuê được máy. Các huyện Gò Quao, Châu Thành, Giồng Riềng… nông dân đang phải chạy đôn cháy đáo để thuê máy, với mức giá khá cao.
 

Theo nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập296
  • Hôm nay45,205
  • Tháng hiện tại820,483
  • Tổng lượt truy cập91,994,212
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây