Học tập đạo đức HCM

Có nên sử dụng phân bón từ chất thải bột ngọt?

Thứ tư - 11/07/2012 05:26
Phân bón dạng lỏng có tên Ami - Ami được tạo ra từ chất thải của quy trình sản xuất bột ngọt Ajinomoto đang được nhiều nông dân Đồng bằng sông Cửu Long đưa vào sử dụng rộng rãi trên ruộng lúa. Hiệu quả trước mắt đã rõ nhưng tác động đến môi trường về lâu dài chưa được kiểm chứng.

Trong khi các nhà khoa học đang tranh cãi Ami - Ami là phân bón hữu cơ hay chất thải công nghiệp thì nó đã được nhiều nơi sử dụng trong quá trình canh tác. Theo nhiều nông dân, ưu thế của Ami - Ami là giá thành rẻ, chỉ cần bơm một lần duy nhất vào ruộng lúa.

Anh Nguyễn Thanh Muôn ở huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) vừa bơm phân Ami - Ami vào 5 công lúa 25 ngày tuổi cho hay: "Thấy nhiều người sử dụng loại phân này hiệu quả nên vụ thu đông này, tôi quyết định bơm phân cho lúa".

Anh Nguyễn Thanh Sơn, hàng xóm của anh Muôn cũng chọn cách bơm phân vào ruộng lúa bởi chi phí thấp hơn so với sử dụng phân hạt. Anh nhẩm tính: "Phân bón Ami - Ami có giá 1 triệu đồng/m3, mỗi công lúa tôi chỉ tốn 200.000 đồng, trong khi nếu dùng phân hạt, mỗi vụ tôi phải bón đến 3 lần, mỗi công tốn 1 triệu đồng/vụ".

Nhiều nông dân đã sử dụng Ami - Ami bón cho lúa còn cho biết, khi phân được bơm vào ruộng thì ốc bươu vàng và một số loại cá bị chết. Ban đầu lúa có hiện tượng cháy lá nhưng khoảng 10 ngày sau, cây sẽ phục hồi và phát triển nhanh.

Điều đáng nói là, cho đến nay, vẫn chưa có đánh giá tác động đến môi trường của loại phân bón này. Chỉ biết rằng, khi bơm phân bón vào ruộng lúa, màu sắc nước sẽ thay đổi, chuyển sang nâu đen.

Theo ông Dương Nghĩa Quốc, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đồng Tháp: "Ami-Ami là loại phân bón nằm trong danh mục cho phép lưu hành của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Sở không khuyến cáo nông dân sử dụng cũng như không cấm. Mặc dù loại hóa chất này làm cho cây lúa phát triển tốt nhưng nếu không tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật thì có thể sẽ có tác dụng ngược. Vì vậy, tôi kiến nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT nên có nghiên cứu và đánh giá nghiêm túc khi sử dụng loại phân bón này cho lúa".

Nguyệt Ánh
Theo:Kinhtenongthon.com.vn

 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập540
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm539
  • Hôm nay74,975
  • Tháng hiện tại811,085
  • Tổng lượt truy cập93,188,749
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây