Học tập đạo đức HCM

Công nghệ thông tin phục vụ sản xuất nông nghiệp: Hướng đi tất yếu

Chủ nhật - 31/01/2016 22:57
Nếu như trước đây, các tập đoàn viễn thông, công nghệ thông tin hướng về khu vực nông thôn bằng cách bán sản phẩm, dịch vụ với giá ưu đãi thì nay đã chuyển hướng sang cung cấp các tiện ích gia tăng, đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Từ những gói cước thoại ưu đãi...

Cuối năm 2008, MobiFone là nhà mạng tiên phong trong việc cung cấp ra thị trường gói dịch vụ Mobi365 dành cho người có thu nhập thấp, khu vực nông thôn.

Gói cước này có ưu điểm tính cước cuộc gọi trong 10 giây đầu và không mất phí thuê bao tháng… Những ưu đãi đó đã giúp MobiFone thu hút được 4 triệu thuê bao chỉ trong một năm triển khai. Gói cước này cũng được bình chọn là gói cước xuất sắc nhất năm 2009.

Ở thời điểm đó, VinaPhone cũng đưa ra gói cước Vina365 tương tự. Đến năm 2011, Viettel đưa ra gói cước dành cho ngư dân với ưu đãi chỉ 1.000 đồng/phút; đồng thời cung cấp dịch vụ tổng đài 1900.8062 để giải đáp những vấn đề liên quan đến nông nghiệp (cước phí 500 đồng/phút), như cập nhật thông tin về thời tiết, cảnh báo dịch bệnh cho từng vùng và từng loại cây trồng, vật nuôi để bà con tham khảo, có biện pháp sản xuất, phòng bệnh. Ngoài ra, Viettel còn xây dựng website hỗ trợ thông tin nông nghiệp tại địa chỉ: http://nhanong.com.vn nhằm cung cấp thông tin về nông sản, vật nuôi, cây trồng, phân bón… Không đứng ngoài "cuộc chơi", Vietnamobile cũng đã cung cấp sim "Nhà nông" bán kèm DVD (có các chương trình dạy nghề) và bà con có thể sử dụng sim này gọi điện miễn phí đến tổng đài tư vấn nông nghiệp. Như vậy, nhà mạng Viettel và Vietnamobile đã sớm khai thác việc cung cấp dịch vụ tiện ích cho khách hàng, hỗ trợ kiến thức cho nông dân phát triển sản xuất.

...đến việc chuyển hướng đầu tư

Cuối năm 2015, cả nhà mạng MobiFone và VinaPhone chính thức công bố gói cước dành cho nông nghiệp. MobiFone đưa ra gói "Nhà nông xanh", VinaPhone có gói "Nông thôn xanh". Cả hai gói cước này đều có chung đặc điểm là cung cấp thông tin chuyên sâu về các sản phẩm nông sản, theo từng vùng sinh thái gồm: Lúa, Cà phê, Tiêu, Điều… với giá cước 5.000-7.000 đồng/7 ngày; đồng thời, đưa ra gói cước riêng về "Cảnh báo nông nghiệp" hoặc "Cảnh báo theo vùng sinh thái". Thiết kế gói cước này, VinaPhone đã có sự hỗ trợ từ thiết bị viễn thám với tên gọi Trạm thời tiết - môi trường tự động iMetos. Thiết bị này làm việc tự động, hoạt động bằng năng lượng mặt trời, kết nối internet qua 3G; có thể đưa ra thông báo và cảnh báo cập nhật các thông số thời tiết như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, bức xạ mặt trời, tốc độ gió, hướng gió, khí áp, độ ẩm ướt lá cây... để gửi tin nhắn đến khách hàng. Thiết bị này có thể cảnh báo thời tiết trong vòng 1-6 ngày với độ chính xác khoảng 80%.

Cùng với việc chuyển hướng đầu tư rõ rệt của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, từ cuối năm 2015, Tập đoàn FPT đã công bố việc hợp tác với Tập đoàn Fujitsu (Nhật Bản) hoàn thành xây dựng Trung tâm Hợp tác nông nghiệp thông minh FPT- Fujitsu tại Hà Nội. Trung tâm này ứng dụng công nghệ điện toán đám mây trong ngành thực phẩm và nông nghiệp qua hai mô hình sản xuất "Nhà kính - Green house" và "Nhà máy rau - Vegetable factory", được vận hành để trồng thử nghiệm và giới thiệu những loại rau có giá trị gia tăng cao. Cụ thể, nhà kính thực hiện ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm mang tới cho người tiêu dùng sản phẩm cà chua cỡ vừa, có hàm lượng dinh dưỡng và độ ngọt tự nhiên cao. Còn nhà máy rau sử dụng hệ thống cảm biến thu thập thông tin về môi trường, từ đó phát triển của cây xà lách ít kali. FPT dự kiến sau thời gian thử nghiệm sẽ khai trương cuối tháng 2-2016. Và khi đó, FPT sẽ là tập đoàn công nghệ đầu tiên thực hiện ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất nông nghiệp, hướng đầu tư vì một nền sản xuất sạch nhằm bảo vệ và bảo đảm an toàn thực phẩm cho người dân.

Việt Nga
Hà Nội Mới

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập732
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm731
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại797,614
  • Tổng lượt truy cập93,175,278
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây