Học tập đạo đức HCM

Dấm gỗ sinh học Biffaen phòng trừ tuyến trùng hại cà phê

Thứ năm - 26/07/2018 05:06
Kết quả nghiên cứu ban đầu dấm gỗ sinh học Biffaen không những trị bệnh chết chậm trên cây hồ tiêu mà qua nghiên cứu đánh giá của Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên cho thấy nó còn tiêu diệt cả tuyến trùng hại cà phê.
Dấm gỗ sinh học Biffaen có khả năng tiêu diệt tuyến trùng hiệu quả

Cây cà phê  thường có 2 loại tuyến trùng (tên khoa học  Meloidogyne incognita và Pratylenchus coffeae) gây hại rất khó phòng trừ. Cây bị tuyến trùng có biểu hiện vàng lá, sinh trưởng kém dẫn đến còi cọc, chồi non không phát triển, phần rễ tơ bị đen đầu, thối rễ, quan sát kỹ thấy có các nốt u, sần trên rễ. Cây bị nặng thì các triệu chứng này còn xuất hiện trên cả rễ lớn.

Tuyến trùng gây hại trong mọi giai đoạn sinh trưởng của cây cà phê, tuy nhiên thường ảnh hưởng nặng nề đến cây trong giai đoạn kiến thiết và cây cưa đốn phục hồi (tái canh). Thường đối với cà phê kiến thiết, tuyến trùng gây hỏng rễ hoặc đứt rễ cọc, rễ rất yếu nên có thể nhổ bằng tay không. Trường hợp cây vượt qua được giai đoạn này thì rễ bị tổn thương, phát triển không bình thường nên dẫn đến sinh trưởng kém, năng suất không đạt.

Để tiến hành nghiên cứu sử dụng dấm gỗ sinh học Biffaen trong phòng trừ tuyến trùng hại cà phê, các nhà khoa học thuộc Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên đã lấy mẫu từ rễ cây cà phê vối bị bệnh tuyến trùng sau đó thực hiện thí nghiệm gồm 5 công thức, 4 lần lặp lại và được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên trong phòng thí nghiệm, bao gồm đối chứng (0%) và các nồng độ của dấm gỗ 1%, 2%, 3% và 4%. Sử dụng khay nhỏ 12 giếng (mỗi giếng có dung tích 2 ml) để làm thí nghiệm đánh giá hoạt tính diệt tuyến trùng Meloidogyne incognita và Pratylenchus coffeae.

Trước xử lý, mật số tuyến trùng ở các giếng của khay thí nghiệm có tỷ lệ sống 100% và đồng nhất ở tất cả các công thức. Kết quả cho thấy, thời điểm 12 giờ sau xử lý, tỷ lệ tuyến trùng bị chết do điều kiện tự nhiên (không đáng kể chiếm 0,65% ở công thức đối chứng sử dụng nước cất), tuyến trùng Pratylenchus coffeae đã bắt đầu bị chết do tác động của sản phẩm dấm gỗ, tỷ lệ chết xuất hiện ở tất cả các công thức có xử lý dấm gỗ dao động từ 22,31% (công thức dấm gỗ 1%) và tăng lên theo nồng độ đạt 67,8% ở công thức dấm gỗ 4%.

Tỷ lệ chết của tuyến trùng tiếp tục tăng sau 24 giờ và tại thời điểm 48 giờ sau xử lý, công thức dấm gỗ 4% cho tỷ lệ gây chết tuyến trùng Pratylenchus coffeae cao nhất với 95,09% và kế đến là công thức dấm gỗ 3% với tỷ lệ tuyến trùng chết là 83,82%.

Tương tự khi theo dõi thí nghiệm tỷ lệ tuyến trùng Meloidogyne incognita bị chết tăng dần theo nồng độ xử lý. Tại thời điểm 12 giờ sau xử lý, tỷ lệ chết dao động rất lớn giữa các nồng độ dấm gỗ khác nhau (từ 23,9 - 92,73%). Đặc biệt dấm gỗ với nồng độ từ 3 - 4% đã giết chết hầu hết tuyến trùng chỉ sau 12 giờ xử lý. Tỷ lệ chết của Meloidogyne incognita tiếp tục tăng lên ở tất cả các công thức có xử lý dấm gỗ, so với thí nghiệm trên Pratylenchus coffeae tỷ lệ này cao hơn hẳn. Hai công thức dấm gỗ 4% và 3% có tỷ lệ gây tuyến trùng chết cao nhất, đạt lần lượt 100% và 91,6% tương ứng sau 48 giờ xử lý.

Ông Võ Tấn Toàn, Giám đốc Cty CP Phân bón và Dịch vụ tổng hợp Bình Định cho biết: Từ những nghiên cứu ban đầu dùng dấm gỗ sinh học Biffaen xử lý tuyến trùng trên cây cà phê cho kết quả rất tốt nhất là công thức dấm gỗ 3% và 4%. Do vậy thời gian tới Cty tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên để đánh giá sản phẩm dấm gỗ trong điều kiện nhà lưới và ngoài đồng ruộng, từ đó khuyến cáo người nông dân sử dụng một cách hiệu quả nhất.

TS Trương Hồng, Quyền Viện trưởng Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên: "Tuyến trùng hại cà phê ở giai đoạn tái canh là rất nghiêm trọng. Nếu không diệt được thì công tác tái canh rất khó thành công. Do vậy trong những năm qua chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu với nhiều loại thuốc chế phẩm sinh học khác nhau để tìm ra cách tiêu diệt tuyến trùng hiệu quả nhất. Qua nghiên cứu ban đầu thì dấm gỗ sinh học Biffaen đã khẳng định diệt được tuyến trùng. Tuy nhiên để đánh giá chính xác cần phải tiếp tục nghiên cứu, đánh giá toàn diện để khuyến cáo nông dân sử dụng".
Theo nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập775
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại771,959
  • Tổng lượt truy cập93,149,623
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây