Học tập đạo đức HCM

Đặt hàng nhà khoa học nghiên cứu giống cây - con hiệu quả

Thứ hai - 08/07/2013 21:52
Tại Hội nghị giới thiệu tiến bộ kỹ thuật (TBKT) phục vụ phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (DHNTB-TN) do Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với UBND tỉnh Bình Định tổ chức mới đây, nhiều ý kiến cho rằng, việc đưa TBKT vào sản xuất cần phải có cách làm thực tế và hiệu quả hơn.

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, những năm gần đây, vùng DHNTM-TN thường xuyên bị ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu, mưa lũ, hạn hán ngày càng khốc liệt. Trước thực tế đó, Bộ đã chỉ đạo các viện nghiên cứu, trung tâm giống chọn tạo và phát triển thành công một số giống cây lương thực, cây thực phẩm có năng suất, chất lượng cao, có khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết bất lợi. 

Trong đó, đáng chú ý là các giống lúa trung ngày như SH 2, AN 13, AN 26-1, HYT 108… có năng suất cao và ổn định từ 7-8 tấn/ha/vụ; các giống bắp (ngô) lai như LVN 4, LVN 9, LVN 10, LVN 99, VN 2… cho năng suất từ 10-12 tấn/ha; các giống khoai mì (sắn) cho năng suất từ 40-50 tấn/ha, thời gian sinh trưởng đa dạng, thích nghi với điều kiện đất đồi, đất xám bạc màu và đất cát ven biển như SM 2075-18, BKA 900, KM 98-7, KM 140, KM 98-5…; bộ giống đậu phụng (lạc) năng suất ổn định từ 30-40 tạ/ha, thời gian sinh trưởng dưới 100 ngày, khả năng chống chịu với sâu bệnh tốt như LDH.01, LDH.04, LDH.06…

Bên cạnh đó, nhiều TBKT khác cũng đã được áp dụng vào các ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp, cơ điện công nghệ sau thu hoạch, trong đó có thiết bị chế biến đa dạng hóa sản phẩm nông - lâm - thủy sản và thiết bị sơ chế bảo quản rau, quả tươi…

Tuy nhiên, tại Hội nghị, nhiều ý kiến cho rằng, trên thực tế còn phải chờ việc nghiên cứu mới của các nhà khoa học thì mới lấp đầy những khoảng trống trong thực tế sản xuất nông nghiệp hiện nay. Ông Đào Minh Hường, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Ngãi cho biết: "Quảng Ngãi hiện đang phát triển mạnh cây mì với diện tích hàng năm khoảng 25.000ha. Song loại cây trồng này hủy hoại môi trường khá lớn do khả năng hút chất dinh dưỡng nhiều, khiến đất nhanh thoái hóa. Do vậy, những diện tích đất trồng mì chỉ sản xuất từ 2-3 năm là phải bỏ vì đất đã khô cằn, nhiều nơi nông dân phá rừng để kiếm đất mở rộng diện tích trồng mì. Hiện nay, tỉnh đang cải thiện tình hình bằng cách khuyến cáo nông dân trồng xen mì với các loại cây họ Đậu để cải tạo đất. Về lâu dài, rất mong các nhà khoa học nghiên cứu để có biện pháp giúp nông dân khắc phục tình trạng này". 

Ông Nguyễn Tin, Trưởng phòng Trồng trọt (Sở Nông nghiệp và PTNT Ninh Thuận) cho biết thêm: Ninh Thuận có cây mũi nhọn là nho. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, dịch bệnh trên cây nho diễn biến phức tạp, hiệu quả mang lại khá thấp, nhưng người dân không thể bỏ nho vì là cây đặc sản của địa phương. Hiện, bà con rất mong các nhà khoa học tích cực nghiên cứu, tìm ra giải pháp khắc phục dịch bệnh bền vững trên cây nho.

Tương tự, bà Trần Thị Thu Hà, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định nêu ý kiến: Gần đây, Bình Định đang rất "đau đầu" về tình trạng phá rừng tại một số địa phương do người dân sống gần rừng không có thu nhập ổn định. Do vậy, rất mong các nhà khoa học nghiên cứu sâu hơn về những loại cây có giá trị kinh tế trồng dưới tán rừng, nhằm tạo sinh kế bền vững cho bà con; đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT quan tâm cho xây dựng Trung tâm nghiên cứu giống mía đặt trên địa bàn, để không chỉ Bình Định mà nhiều địa phương khác có điều kiện phát triển vùng nguyên liệu mía phục vụ các nhà máy chế biến. 

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu cho biết, tuy các nhà khoa học đã có nhiều nỗ lực trong công tác nghiên cứu các loại giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao, nhưng giữa nghiên cứu và ứng dụng vào thực tế vẫn còn khoảng cách khá lớn, chưa đáp ứng được thực tế sản xuất của nông dân và yêu cầu của các địa phương. Bên cạnh đó, lâu nay, TBKT đưa vào sản xuất hầu hết được thông qua hệ thống khuyến nông, do đó, kết quả mang lại còn hạn chế. Qua hội nghị này, Bộ ghi nhận các ý kiến, kiến nghị, đồng thời có giải pháp chỉ đạo, đặt hàng cho các đơn vị nghiên cứu có chiến lược nghiên cứu các đề tài thiết thực, hiệu quả hơn.

Phú Mỹ
Nguồn:kinhtennongthon.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập233
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm230
  • Hôm nay53,615
  • Tháng hiện tại258,819
  • Tổng lượt truy cập87,613,889
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây