Dự án do Trung tâm Hỗ trợ nông dân, nông thôn (T.Ư Hội NDVN) phối hợp với Hội ND Hưng Yên triển khai tại 170 hộ ở thị trấn Trần Cao và xã Tam Đa, huyện Phù Cừ với diện tích 13ha.
Chị Đông kiểm tra sâu bệnh trên ruộng dưa. |
Làm đúng kỹ thuật
Diện tích đất tự nhiên ở Phù Cừ lớn, trong đó đất nông nghiệp chiếm tới gần 80%. Đất đai màu mỡ thuận lợi cho thâm canh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và phát triển cây vụ đông, đặc biệt là dưa chuột bao tử trên đất 2 lúa. Đây cũng là cây thế mạnh của huyện Phù Cừ.
Anh Trần Duy Ngà (thôn 3, xã Tam Đa) - 1 trong 170 hộ tham gia dự án, cho biết: “Trước đây chúng tôi chỉ quen trồng dưa chuột theo phương pháp truyền thống; giống, phân bón và thuốc trừ sâu mua ngoài chợ nên không phân biệt được thuốc thật, giả, nhiều khi bón cho dưa không hiệu quả. Tham gia dự án, tôi rất yên tâm vì phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đã qua kiểm tra và có cán bộ tới tận nơi hướng dẫn”.
Chị Nguyễn Thị Đông (thôn 4) trồng 2,5 sào dưa chuột bao tử, chia sẻ: “Trước khi tham gia dự án, tôi được tham gia lớp tập huấn dạy cách chăm sóc, bón phân cho dưa đúng kỹ thuật. Từ khi tham gia, sáng sớm tôi đã ra đồng làm cỏ cho dưa, rồi xem dưa có biểu hiện của bệnh dịch không để chữa trị sớm... Năm nay vườn dưa nhà tôi chất lượng cao hơn hẳn những năm trước, hoa sai hơn, tỷ lệ chết rất thấp”.
Chị Đông cho biết thêm, khi dưa gần thu hoạch thì chịu cơn bão số 8, nên bị ngập úng và chết hết. Sau đó chị trồng lại dưa và hiện tại vườn dưa đã cho thu hoạch lứa đầu tiên. “Mặc dù phải trồng lại dưa, nhưng gia đình tôi rất vui vì đã biết trồng dưa năng suất cao hơn và đảm bảo an toàn hơn”.
Năm nay, vườn dưa nhà tôi chất lượng cao hơn hẳn những năm trước, hoa sai hơn, tỷ lệ chết rất thấp. Đó là nhờ tham gia Dự án Sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Chị Nguyễn Thị Đông |
Các hộ tham gia mô hình được T.Ư Hội hỗ trợ 100% tiền mua giống, chi phí tập huấn kỹ thuật, 30% chi phí phân bón và thuốc trừ sâu. Hội ND tỉnh liên hệ với Sở NNPTNT cử cán bộ kỹ thuật xuống hướng dẫn kỹ thuật trồng dưa.
Những hộ tham gia dự án ở huyện Phù Cừ đều là những hộ có kinh nghiệm trong việc trồng dưa bao tử. Vậy mà, tham gia dự án các hộ mới vỡ ra nhiều điều trước đây mình chưa biết. Anh Ngà bộc bạch: “Qua tập huấn và thực hành, tôi mới biết cách làm của mình trước đây chưa phải là cách tốt nhất để tăng năng suất dưa. Chúng tôi được hỗ trợ 100% giống nên hộ nào cũng quyết tâm làm sao cho năng suất dưa phải tăng gấp đôi so với bình thường”.
Là đơn vị tham gia quản lý dự án, Hội ND tỉnh Hưng Yên phối hợp với Hội ND huyện, xã để triển khai dự án hiệu quả nhất. Ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch Hội ND huyện Phù Cừ cho hay: “Trước khi đưa mô hình về thực hiện, chúng tôi đã tiến hành chọn địa điểm, chọn hộ tham gia rất kỹ càng. Tới thời điểm này, chúng tôi khẳng định dự án đã thành công, bà con ai cũng phấn khởi vì có hướng làm ăn mới. Từ các hộ này, Hội sẽ nhân rộng mô hình nuôi gà an toàn sinh học ra toàn tỉnh. Đây là hướng sản xuất xanh, sạch mà Hội đang hướng tới”.
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;