Học tập đạo đức HCM

Giá sạch từ công nghệ của nhà khoa học trẻ

Thứ bảy - 25/10/2014 06:10
Xuất phát từ chính câu chuyện của làng mình, một nơi mà cả làng làm giá “ngậm” hóa chất để đi bán, nhà khoa học trẻ Đỗ Ngọc Chung (ĐH Công nghệ - ĐHQG Hà Nội) đã sáng chế ra thiết bị làm giá đỗ sạch hoàn toàn.
Mong muốn bữa cơm người tiêu dùng có thực phẩm sạch

 

Đỗ Ngọc Chung hiện là Giảng viên Khoa Vật lý kỹ thuật & Công nghệ nano. Ảnh: VGP/Nguyệt Hà

 

Ý tưởng chế tạo thiết bị làm giá an toàn, nhưng đảm bảo năng suất, rút ngắn thời gian làm giá của Đỗ Ngọc Chung nảy ra trong một lần nói chuyện với người anh trai. Biết em là nhà khoa học, người anh này muốn Chung nghiên cứu xem tại sao rau giá làm bằng phương pháp truyền thống thì có sản lượng thấp, hay bị hỏng, không đồng đều.

Chung cho biết, ý tưởng này đã manh nha từ lâu khi mỗi lần về quê anh đều thấy người làng mình dùng hóa chất không rõ nguồn gốc xuất xứ để làm giá.

Làng Trung Hà, xã Trung Châu, huyện Đan Phượng, Hà Nội của Chung là một ngôi làng thuần nông. Cả làng sống nhờ nghề làm giá đỗ. Giá đỗ của Trung Hà cung ứng chủ yếu cho thị trường Hà Nội.

Điều này khiến cho Chung cảm thấy trăn trở vì anh hiểu 99% giá ngoài chợ đều là giá tẩm hóa chất. Người ta cho hóa chất vào nước phun vào giá để cho năng suất cao hơn. Nếu làm giá sạch theo phương pháp truyền thống thì 1 lạng đỗ sẽ cho 5kg giá. Nhưng nếu phun hóa chất sẽ cho 8kg giá. Tác hại của thuốc là không hề nhỏ và tiềm ẩn gây ra nhiều bệnh như: Bệnh thần kinh, suy thận, tim mạch, gan và đặc biệt gây ung thư

“Việc sử dụng rau giá có thuốc Trung Quốc, báo chí nói nhiều, nhưng chưa có phương pháp để hạn chế và ngăn bà con không dùng thuốc Trung Quốc. Lợi nhuận cho năng suất cao từ hóa chất mang lại khiến người dân vẫn tiếp tục ủ và bán giá đỗ độc hại cho người tiêu dùng”, Chung tâm sự.

Ban đầu, Chung nghiên cứu sản phẩm làm rau giá cho các gia đình sản xuất công nghiệp. Nhưng, do rau giá sản xuất ở quy mô công nghiệp chủ yếu đến các bếp ăn lớn hoặc trung tâm thương mại với số lượng lớn, đem lại lợi nhuận cao, nên theo suy nghĩ của Chung, nếu sản phẩm của anh tốt cũng khó ngăn người làm không sử dụng thuốc Trung Quốc và cũng sẽ không cải thiện được hoàn toàn thực trạng rau không sạch.

Do đó, nhà khoa học trẻ này quyết định chuyển hướng nghiên cứu, thiết kế ra sản phẩm dành cho các gia đình tự làm giá đỗ, qua đó giúp cho các bà nội trợ tự làm rau sạch để ăn.

Giá sạch, dinh dưỡng cao

Bắt tay vào tìm hiểu về quá trình phát triển của cây rau giá, Đỗ Ngọc Chung nhận thấy, điều kiện sản xuất (hay gọi là ủ) ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng, sản lượng của rau giá. Đồng thời, thiết bị làm rau giá có vai trò quyết định chất lượng, sản lượng và độ rủi ro (hỏng hóc) của thành phẩm.

Trước khi nghiên cứu chế tạo thiết bị, Chung đã đi tìm hiểu các loại thiết bị làm giá trên thị trường hiện nay. “Trên thị trường có nhiều sản phẩm làm giá, nhưng giá thành cao. Sản phẩm của Trung Quốc giá từ 450.000 đồng trở lên/thiết bị. Sản phẩm của châu Âu và Mỹ có giá gấp đôi. Một số thiết bị khác cũng quảng cáo có thể làm giá, nhưng tôi đã mua về thử và kết quả chỉ cho ra rau mầm”, Chung cho hay.

Sau 1 năm mày mò tìm hiểu nghiên cứu, tháng 8 vừa qua, thiết bị làm giá, dưa cà đa năng có tên GV-102 hoàn toàn của Việt Nam đã ra đời.

 

Sản phẩm thu được từ GV-102. Ảnh: VGP/Nguyệt Hà

 

Thiết bị làm giá đa năng GV-102 của Chung được làm bằng nhựa PP nguyên sinh, an toàn cho sức khoẻ. Ngay đến nút giữ và tháo nước cũng làm từ silicon xuất xứ Nhật Bản.

Phên dưới cùng được thiết kế cách đáy khoảng 1,5cm giúp cho thiết bị luôn thoát nước tốt, có khoảng không bên dưới, kết hợp với lỗ thoát nước sát đáy khiến cho thiết bị không bị đọng nước. Hơn nữa, nhờ sự chênh lệch áp suất giữa miệng thiết bị và lỗ thoát nước, giúp không khí đối lưu tốt hơn làm tăng nồng độ oxy, giải phóng CO2 nhanh hơn, giải phóng nhiệt độ tốt nhất, giúp rau giá có hàm lượng dinh dưỡng tốt nhất.

Với thiết kế như vậy, GV-102 có thể làm nhiều loại giá như giá đỗ xanh, giá lạc, giá đỗ tương… Hơn nữa, GV-102 còn được sử dụng để muối dưa cà, dưa hành…

Nhờ hệ thống lò xo, bulông, GV-102 có thể điều chỉnh độ nén phù hợp với rau giá, điều chỉnh được độ mập của rau giá. Thiết bị dễ sử dụng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm rất cao.

Thiết bị làm giá đa năng Made in Vietnam của nhà khoa học trẻ Đỗ Ngọc Chung khắc phục được rủi ro về năng suất, chất lượng và mẫu mã sản phẩm. Giá làm từ GV-102 có độ đồng đều về chất lượng sản phẩm, mập đều, ăn ngọt.

Đặc biệt hiệu suất của thiết bị cao hơn so với giá có ngậm hóa chất: 1,3kg đỗ sẽ cho hơn 10kg giá. Trong khi đó, nếu làm theo phương pháp thủ công thông thường không có hóa chất 1,3kg đỗ sẽ chỉ cho 5kg giá; phun hóa chất cho năng suất cao hơn nhưng cũng chỉ được 8-9kg giá. Giá đỗ làm bằng GV-102 chỉ mất 3 ngày, nhanh hơn 2 ngày so với thông thường.

Và điều quan trọng nhất, làm giá đỗ bằng GV-102 an toàn cho sức khỏe, sản phẩm có giá trị dinh dưỡng tốt nhất do được ủ trong điều kiện vật lý, hóa học lý tưởng nhất.

Theo phân tích của Đỗ Ngọc Chung, để ủ giá, thành phần nước và oxy là cực kì quan trọng đối với hàm lượng dinh dưỡng của rau giá.

Trong quá trình hô hấp, nếu nồng độ oxy giảm dưới 5% sẽ khiến rau giá chuyển sang phân giải kị khí, bất lợi cho rau giá. Đặc biệt là do thiếu oxy, nên dinh dưỡng trong phôi hạt không được phát huy tối ưu, tức là không thực hiện được phản ứng hô hấp hoàn toàn (hô hấp yếm khí rất có hại cho thực vật nói chung). Nếu nồng độ khí CO2 tăng vượt quá 40% sẽ khiến hô hấp bị ức chế.

Thông thường, nếu các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và lượng khí oxy, COkhông phù hợp sẽ khiến giá đỗ có các hiện tượng như nẩy mầm không đều, thân mầm giá nhỏ, ngắn, hay bị thối, hoặc thâm, dẫn đến chất lượng kém và sản lượng ra thấp.

“Việc chế tạo một thiết bị làm giá, rau sạch của tôi không phải là một sáng chế công nghệ to tát, hàn lâm. Nhưng với tiêu chí đề cao hiệu quả ứng dụng thực tế, tôi mong muốn thiết bị của mình giúp cho người dân dễ dàng tự làm giá sạch ở nhà, qua đó góp phần bảo vệ sức khỏe của cộng đồng”, Đỗ Ngọc Chung chia sẻ.

Chung cũng cho biết, anh đang nghiên cứu chế tạo thiết bị làm giá công nghiệp để cung ứng cho thị trường lượng lớn giá sạch, đặc biệt là cho bếp ăn của các khu công nghiệp, cơ quan nhà máy.

Nguyệt Hà
Theo chinhphu.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập380
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại865,334
  • Tổng lượt truy cập92,039,063
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây