Kết quả là, nông dân thường bón nhiều phân hơn mức cần thiết.
Ric-hard Haney - nhà khoa học đất của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) ở Temple, Texas, đã phát triển một thử nghiệm đất, trong đó sao chép một số quá trình tự nhiên xảy ra trên cánh đồng canh tác và tính đến hoạt động của vi sinh vật, đồng thời đo lại hàm lượng nitrat, amoni (NH4), và nitơ hữu cơ.
Haney hiện đang làm việc với Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Đất, Nước và Đồng cỏ trực thuộc Cơ quan Nghiên cứu nông nghiệp (ARS) của USDA tại Temple.
Thử nghiệm đất mới đây có tên gọi là Công cụ đo Sức khỏe cho đất. Nó liên quan đến đất khô và đất hồi ẩm phỏng theo những tác động của lượng mưa. Nó cũng sử dụng các axit hữu cơ tương tự mà rễ cây thường sử dụng để lấy được chất dinh dưỡng từ đất. Công cụ này đo lại lượng các-bon hữu cơ và các chất dinh dưỡng khác, có tính đến ảnh hưởng của việc sử dụng cây che phủ và biện pháp canh tác không cày xới đất, và nó sẽ hoạt động đối với bất kỳ cây trồng nào tạo ra nitơ hoặc các loại phân bón dinh dưỡng khác.
Haney đã khiến nó sẵn sàng cho các phòng thí nghiệm đất trồng thương mại và các phòng thử nghiệm đất của trường đại học, đồng thời ông đã làm việc với người nông dân để quảng bá nó. Người trồng hiện đang sử dụng công cụ này nhận được một bảng tính cho biết lượng nitơ, phốt pho và kali có sẵn cho cây trồng. Nhìn chung, họ sẽ giảm được chi phí sử dụng phân bón khoảng 10 – 15 USD/mẫu Anh. Với việc sử dụng ít phân bón hơn, lượng phân bón rò rỉ chảy vào nguồn nước mặt sẽ ít hơn.
Haney và Daren Harmel - một kỹ sư nông nghiệp của ARS tại phòng thí nghiệm ở Temple, đã đánh giá công cụ này ở các cánh đồng canh tác mà họ trồng lúa mì, ngô, yến mạch, lúa miến tại chín địa điểm ở Texas trong vòng bốn năm. Họ áp dụng tỉ lệ phân bón theo truyền thống canh tác; không sử dụng phân bón; và sử dụng theo lượng mà các thử nghiệm đất của Haney quy định. Họ trồng và thu hoạch vào cùng thời điểm tại từng điểm trồng, và tiếp tục theo dõi các chi phí về phân bón và ngày áp dụng bón phân, giá cả của cây trồng, và lợi nhuận tổng số.
Họ nhận thấy rằng công cụ này đã giúp giảm sử dụng phân bón từ 30 – 50% và giảm chi phí phân bón lên đến 39%. Các phương pháp kiểm tra tăng cường có ít ảnh hưởng đến lợi nhuận của sản xuất ngô, nhưng lợi nhuận lại tăng từ 7 – 18% trong sản xuất lúa mì, yến mạch và lúa miến. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nghiên cứu nông nghiệp, số ra tháng 7/2014.
Theo http://iasvn.org
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã