Học tập đạo đức HCM

Hiệu quả kinh tế CĐML

Thứ bảy - 08/06/2013 04:20
Vụ lúa ĐX 2012-2013 ở ĐBSCL trúng mùa nhưng nông dân kém vui vì giá lúa thấp. Tuy nhiên, bên cạnh bức tranh tổng thể đó vẫn có một số điểm khác biệt trong các vùng nguyên liệu cánh đồng mẫu lớn (CĐML). Một trong những điểm đó là vùng nguyên liệu lúa gạo của Cty CP BVTV An Giang (AGPPS).

Trong quá trình 20 năm phát triển, AGPPS hoạt động chủ yếu trong các ngành kinh doanh hạt giống (lúa, bắp, rau..), chế phẩm sinh học và hóa học BVTV và một vài ngành nghề khác (bao bì, du lịch...). Một mốc chuyển biến mang tính chất đột phá gần đây của Cty là từ quý III/2010, AGPPS đã hình thành một ngành mới là ngành lương thực với dịch vụ “đầu tư, thu mua và chế biến lúa gạo”.

Ở ngành này, Cty cung cấp dịch vụ trọn gói cho bà con nông dân trong vùng nguyên liệu CĐML của Cty và thu mua toàn bộ sản phẩm của bà con làm ra. Dịch vụ cung cấp bao gồm hạt giống, thuốc BVTV, phân bón ngay từ đầu vụ không tính lãi suất trong vòng 120 ngày, tập huấn cho nông dân áp dụng quy trình kỹ thuật thông qua lực lượng “3 cùng” (cùng ăn, cùng ở, cùng làm) tại cơ sở, vận chuyển lúa miễn phí từ đồng ruộng về nhà máy, sấy lúa miễn phí cho nông dân, cho lưu kho miễn phí trong vòng 1 tháng. Nông dân quyết định giá bán và thời điểm bán cho AGPPS.


Nông dân tham quan CĐML ở An Giang

Trong vụ ĐX 2012-2013 vừa qua có tổng cộng 6.580 nông dân ký kết hợp đồng với AGPPS và tổng diện tích thu hoạch đạt được là 17.760 ha. Mỗi nông dân hợp đồng đều được giao quyển sổ tay ghi chép SX lúa (STGCSXL) để lưu lại số liệu trong suốt vụ nhằm tổng kết và truy xuất được nguồn gốc của sản phẩm hạt gạo sau này.

30 nông dân trong vùng nguyên liệu của AGPPS bên trong mô hình (TMH) xung quanh nhà máy Vĩnh Bình, huyện Châu Thành (An Giang) được bốc ngẫu nhiên để lấy 30 quyển STGCSXL. Trong nghiên cứu này, 30 nông dân SX lúa theo tập quán truyền thống đại trà, cũng được giao sổ ghi chép theo dõi để làm đối chứng bên ngoài mô hình (NMH). Các số liệu của từng nông dân bên TMH và bên NMH được xử lý, tính toán và so sánh thống kê theo kiểm định “t”. Kết quả được trình bày tại bảng 1 và 2.

Về mặt kỹ thuật, 100% nông dân bên TMH sử dụng giống lúa cấp xác nhận với giá cao, nhưng lượng hạt giống ít hơn có ý nghĩa so với NMH. Tỷ lệ giảm lượng hạt giống là 13,9%. Số liệu tuyệt đối tương ứng là 155 kg và 180 kg/ha.

Tỷ lệ nông dân NMH sử dụng giống cấp xác nhận chỉ đạt 46,6%, số còn lại sử dụng lúa hàng hóa giá rẻ làm giống, dẫn đến chi phí hạt giống bên trong và bên ngoài mô hình tương tự nhau (2,21 và 2,16 triệu đồng /ha). Mặc dù lượng đạm và kali có chiều hướng thấp hơn đối chứng bên NMH, nhưng sự khác biệt này chưa đạt đến mức có ý nghĩa thống kê.

Mức lân bên TMH giảm có ý nghĩa so với bên ngoài, với tỷ lệ giảm là 16,4%. Số liệu tuyệt đối tương ứng là 69,5 và 83,1 kg P2O5/ha. Chi phí phân bón đất bên TMH là 6,20 triệu đồng/ha và bên NMH là 6,69 triệu đồng/ha. Chi phí thuốc BVTV và phân bón lá bên TMH 5,15 triệu đồng/ha giảm có ý nghĩa so với bên NMH 6,43 triệu đồng/ha. Tỷ lệ giảm đạt đến 19,9%.

Bảng 1: Vật tư đầu vào áp dụng cho vụ lúa ĐX 2012-2013 tại ĐBSCL

 

TT

Đề mục

Bên NMH (đối chứng )

Bên TMH ( vùng nguyên liệu )

Giá trị “t”

1

Lượng hạt giống ( kg/ha)

180,0

155,0

-3,11(*)

2

Lượng đạm ( kg N/ha )

133,7

122,8

-1,30(NS)

3

Lượng lân ( kg P2O5/ha)

83,1

69,5

-2,14(*)

4

Lượng kali ( kg K2O/ha)

70,5

64,5

-0,32(NS)

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: (*) Khác biệt có ý nghĩa thống kê; NS (Non significant): Khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

Chi phí làm đất + bơm nước + chăm sóc + thu hoạch là tương đương nhau giữa bên trong và bên ngoài mô hình. Năng suất lúa khô bên TMH là 6.715 kg/ha với giá bán là 5.703 đồng/kg. Trong khi đó, 67% nông dân bên NMH bán lúa tươi tại ruộng cho thương lái ngay khi thu hoạch. Năng suất lúa tươi đạt 6.983 kg /ha và giá bán lúa tươi là 4.951 đồng/kg.

Nông dân trồng lúa theo tập quán và kỹ thuật đại trà hiện có chi phí là 23,53 triệu đồng/ha. Trong khi đó, nông dân được lực lượng “3 cùng” tập huấn, hướng dẫn đã giảm nhập lượng đầu vào dẫn đến chi phí là 20,91 triệu đồng/ha.

Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Ngược lại, tổng thu bên TMH (38,29 triệu đồng/ha) khác biệt có ý nghĩa so với bên NMH (34,57 triệu đồng/ha). Lợi nhuận tương ứng của bên TMH và bên NMH là 17,38 triệu đồng/ha và 11,03 triệu đồng/ha.

Bảng 2: Hiệu quả kinh tế vụ lúa ĐX 2012-2013 vùng ĐBSCL

 

TT

Đề mục

Bên NMH (đối chứng )

Bên TMH (vùng nguyên liệu)

Giá trị “t”

1

Chi phí hạt giống ( triệu đ/ha )

2,16

2,21

+0,53(NS)

2

Chi phí phân bón đất (triệu đ/ha)

6,69

6,20

-1,26(NS)

3

Chi phí nông dược, chế phẩm phun qua lá (triệu đ/ha)

6,43

5,15

-3,35(*)

4

Chi phí: làm đất+bơm nước+chăm sóc+thu hoạch (triệu đ/ha )

8,26

7,35

-1,29(NS)

5

Tổng chi phí (triệu đ/ha )

23,53

20,91

-3,26(*)

6

Năng suất (kg/ha )

6.983 ( tươi )

6.715( khô )

 

7

Giá bán (đồng/kg )

4.951( tươi )

5.703( khô)

 

8

Tổng thu (triệu đ/ha)

34,57

38,29

+3,04(*)

9

Lợi nhuận (triệu đ/ha)

11,03

17,38

+4,53(*)

 

Ở vụ ĐX 2012-2013, nông dân tham gia SX trong vùng nguyên liệu CĐML của AGPPS tiết kiệm được 11,1% chi phí SX (2,62 triệu đồng/ha), nhưng tổng thu nhập gia tăng 10,8% (3,72 triệu đồng/ha) và lợi nhuận gia tăng 57,6 % (6,35 triệu đồng/ha) so với SX riêng rẽ, cá thể theo tập quán truyền thống của nông dân tại địa phương có cùng điều kiện tự nhiên khí hậu, đất đai tương tự.

PGS.TS DƯƠNG VĂN CHÍN   
Theo nongnghiep.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập427
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm426
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại857,340
  • Tổng lượt truy cập92,031,069
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây