Đất lúa bị nhiễm mặn, nhiễm phèn ngày càng phổ biến, mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn. Việc canh tác lúa của người nông dân đang ngày càng khó khăn. Đối với người nuôi tôm cũng gặp tình trạng khó khăn tương tự. Môi trường nuôi thường xuyên biến động do nhiệt độ chênh lệch cao giữa các mùa trong năm, giữa ngày và đêm, nguồn nước bị ô nhiễm đã làm cho dịch bệnh phát sinh, tôm chết hàng loạt, nhiều vụ người nông dân thất trắng.
Trước thực trạng đó, từ tháng 8/2012, Tập đoàn Bayer đã phối hợp với các viện, trường thực hiện các khảo nghiệm về sự thích ứng và những tác động tích cực của việc canh tác lúa tại các tỉnh ven biển khu vực ĐBSCL thông qua dự án Khảo nghiệm giống lúa lai Arize B-TE1 trên vùng đất nhiễm phèn mặn tôm lúa.
Kết quả bước đầu của dự án cho thấy, giống lúa lai Arize B-TE1 thích nghi tốt trên vùng đất phèn mặn, chống chịu sâu bệnh tốt, cho năng suất vượt trội, cải thiện môi trường nước của ruộng tôm.
Lúa lai Arize B-TE có bộ rễ khỏe giúp cải thiện môi trường đất, hấp thu tối đa các hóa chất và dưỡng chất dư thừa trên ruộng tôm giúp cân bằng môi trường nước cho vụ tôm sau. Sau khi thu hoạch vụ lúa, nguồn rơm rạ phân hủy tạo ra rong tảo làm chuỗi thức ăn đầu vào cho các phiêu sinh vật và làm thức ăn cho tôm.
Arize B-TE1 là giống lúa lai 3 dòng do Công ty Bayer tại Ấn Độ lai tạo, SX và được thương mại hóa ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, giống lúa này được Bộ NN-PTNT công nhận giống tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào năm 2006 và là giống lúa lai đầu tiên được công nhận tại khu vực ĐBSCL.
Kết quả SX thực tế những năm qua tại ĐBSCL, Arize B-TE1 là giống thích ứng rộng, phù hợp cơ cấu giống cho vùng sản xuất 2 vụ lúa/năm. Đặc biệt trên khu vực tôm lúa, giống lúa lai này cho năng suất cao và ổn định nhất trong các năm qua, năng suất vượt trội của giống lúa lai này so với các giống phổ biến tại địa phương lên đến trên 2 tấn/ha.
Mô hình SX tôm lúa Arize B-TE1 của Tập đoàn Bayer được xem là một giải pháp hiệu quả cho người trồng lúa ở các tỉnh vùng ven biển Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng nhằm tổ chức SX đạt hiệu quả trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu, góp phần để Việt Nam tiếp tục giữ vững là một trong những cường quốc xuất khẩu gạo trên thế giới.
Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;