Học tập đạo đức HCM

Làm giàu từ công nghệ cao

Thứ năm - 13/10/2016 20:31

Nhiều hộ dân, doanh nghiệp nông nghiệp đã có thể làm giàu nhờ chuyển giao quy trình, công nghệ từ Khu Nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM.

Dưa lưới “Ba Hưng Sài Gòn” từ lâu đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng với người tiêu dùng Việt Nam. Những trái dưa to tròn, lưới đẹp, ngon thường được nhiều người chọn mua trên khắp cả nước. Thế nhưng ít ai biết được những trái dưa này là sản phẩm được ứng dụng từ quy trình kỹ thuật trồng do chính Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TPHCM (AHTP) phát triển.

Tự động hóa quy trình

Cụ thể quy trình trồng được tiếp nhận từ các kỹ sư của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao (thuộc AHTP), bao gồm chỉ dẫn kỹ thuật, nguồn giống, phân bón đến cả đơn vị thu mua. Cách trồng không quá phức tạp nên chỉ qua một vài vụ là người dân có thể làm thành thục. Với diện tích trồng trung bình khoảng 1.500m2, người trồng đã có lãi hơn 100 triệu đồng chỉ sau 4 vụ dưa. Nhờ đó, theo AHTP, đến nay đã có hàng chục cá nhân, tổ chức tại TP.HCM và các tỉnh thành lân cận tìm đến trung tâm và chuyển giao kỹ thuật trồng dưa lưới.

Đặc biệt mới đây, AHTP đã thử nghiệm thành công kỹ thuật trồng dưa lưới ứng dụng công nghệ thông tin điều khiển từ xa qua phần mềm máy tính. Phần mềm này hỗ trợ phân tích, đánh giá chất lượng, năng suất theo giống, mùa vụ, quy trình, khu vực sản xuất... Đồng thời, thiết lập hệ sinh thái cho nhà nông, chuyên gia, nhà phân phối và đơn vị thu mua trao đổi thông tin, tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm… Quy trình tự động hóa tại đây cho phép nông dân có thể giám sát toàn bộ hệ thống trồng trọt; các cảm biến tự động cho phép tưới nước và dưỡng chất cho cây trồng tùy theo điều kiện môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, thời tiết, áp suất, ánh sáng, lượng mưa, tốc độ gió...

de
 

Bên cạnh dưa lưới, nhiều người dân, tổ chức cũng đến AHTP để học hỏi các mô hình khác, như: kỹ thuật cấy mô invitro cây lan Hồ điệp, quy trình trồng nấm linh chi, mô hình trồng rau thủy canh cho nhà phố… Hiện nay, AHTP đã làm ra được các sản phẩm ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao như: Đông Trùng hạ thảo (Cordyceps siensis), nấm Linh chi, gạo Linh chi, các giống lan nuôi cấy mô, rau quả sản xuất trong nhà màng, giống dưa lưới, giống cây kiểng lá, mô hình sản xuất rau đô thị (dưa lưới, cà chua bi) và các sản phẩm của các doanh nghiệp trong AHTP tại huyện Củ Chi, TPHCM như: hạt giống rau, nấm ăn, nấm dược liệu, chế phẩm sinh học, phân bón lá...

Nhân rộng mô hình AHTP

Sau thành công của khu Nông nghiệp công nghệ cao đầu tiên ở huyện Củ Chi (xã Phạm Văn Cội) với diện tích 88,17ha, tổng kinh phí đầu tư 152 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách, TPHCM đang tiếp tục mở rộng mô hình này thành 4 khu mới có diện tích đến 514ha (gồm hai khu ở Củ Chi, một ở huyện Cần Giờ và một tại huyện Bình Chánh), tập trung chủ yếu vào công đoạn sau thu hoạch, ngành chăn nuôi và thủy sản. Dự kiến, trong năm 2016 này, sẽ có hai khu nông nghiệp công nghệ cao đi vào khai thác, thu hút đầu tư.

Chẳng hạn, ở khu Cần Giờ rộng 90ha, chuyên ngành thủy sản và các chế phẩm sinh học sử dụng trong nuôi trồng thủy sản, dù chưa hoàn chỉnh hạ tầng nhưng hiện Công ty TNHH Việt - Úc (sản xuất tôm giống) đã đăng ký sử dụng 20ha. Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) cũng đề xuất thuê đất đầu tư tại đây (doanh nghiệp chủ động đầu tư hạ tầng).

Trong khi đó, tại khu sau thu hoạch 23ha ở Củ Chi, các nhà đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản cũng nhiều lần đến làm việc với AHTP đặt vấn đề hợp tác đầu tư, phát triển. Họ sẵn sàng bỏ vốn, cùng với TPHCM đầu tư hạ tầng hoàn chỉnh cho các khu này để đón dòng đầu tư của doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất nông sản, giống cây trồng.

Theo Ban quản lý AHTP, việc thu hút doanh nghiệp vào các khu nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM hiện nay dễ dàng hơn so với thời điểm mới đi vào hoạt động hồi năm 2010. Đó là nhờ chính sách của thành phố hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp trong ngành, đặc biệt là với doanh nghiệp ứng dụng công nghệ, kỹ thuật cao trong quá trình hoạt động. Chẳng hạn, giá thuê đất chỉ 1.140 đồng/m2/năm, giảm 50% phí hạ tầng... Mỗi năm, một doanh nghiệp thường chỉ đóng trên dưới 12 triệu đồng/ha. Bên cạnh đó, với việc vào khu AHTP, thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp nhận được sự tin cậy của khách hàng do được sản xuất từ chính các khu của thành phố.

Từ sự thành công của mô hình Nông nghiệp Công nghệ cao tại TPHCM cùng xu hướng nhiều doanh nghiệp đang đổ xô vào lĩnh vực này, hiện nay, nhiều địa phương trong nước cũng đang hướng đến hình thành các khu tương tự như AHTP. Chẳng hạn, AHTP và ngành nông nghiệp các tỉnh Phú Yên, An Giang, Vĩnh Long đã ký kết thỏa thuận hợp tác thu hút đầu tư công nghệ cao vào lĩnh vực nông nghiệp tại các địa phương này. Qua đó tạo ra vùng liên kết sản xuất nông nghiệp, tránh chồng lấn các sản phẩm nông nghiệp và gia tăng giá trị nông sản. AHTP còn hợp tác với các nước và vùng lãnh thổ có thế mạnh về nông nghiệp như Hà Lan, Nhật Bản, Đài Loan, Israel... nhằm kết nối giao thương, sản xuất các giống chất lượng cao, các sản phẩm nông nghiệp theo quy trình công nghệ hiện đại.

VN sẽ có 10 khu nông nghiệp công nghệ cao vào năm 2020

Theo quy hoạch tổng thể đến năm 2020, Việt Nam sẽ xây dựng 10 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNCNC), trong đó có 8 khu đã được UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập. Về quy hoạch vùng NNCNC, các vùng sản xuất cà phê tập trung tại Tây Nguyên, Tây Bắc và Bắc Trung bộ; chè tại Thái Nguyên và Lâm Đồng; thanh long tại Bình Thuận; rau tại Lào Cai, Hà Nội, Hải Phòng, TPHCM, Lâm Đồng; hoa tại Lào Cai, Hà Nội, TPHCM, Lâm Đồng và cây ăn quả xuất khẩu tập trung tại Đông Nam bộ và ĐB SCL.

Các vùng chăn nuôi bò sữa tập trung tại Sơn La, Hà Nội, Nghệ An và Lâm Đồng; lợn ngoại tại Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ; gia cầm tại vùng Đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc, Bắc Trung bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Sản xuất tôm nước mặn, nước lợ tại vùng Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ, Duyên hải Nam Trung bộ, Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

Nguồn: nongthonviet.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập847
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại747,369
  • Tổng lượt truy cập93,125,033
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây