Học tập đạo đức HCM

Làm giàu từ nghề trồng rau

Chủ nhật - 09/02/2014 11:03
Chỉ trong 5-6 năm gần đây, từ một xã thuần nông với cây lúa là chủ đạo, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, đã chuyển sang trồng rau, đào, quất… đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều hộ có bứt phá mạnh, giàu từ nông nghiệp.

Xã Tiên Dương hôm nay như khoác lên mình tấm áo mới với những con đường bê tông, những ngôi nhà cao tầng san sát. Tất bật thu hoạch rau, chị Nguyễn Thị Tuyến, thôn Trung Oai cho hay, gia đình trồng 4 sào su hào. Đúng vụ thì sau 35 ngày su hào đã cho thu hoạch, trái vụ phải 45- 50 ngày. Chi phí cho mỗi sào là 2 triệu đồng lúc được giá, mỗi sào trồng su hào cho thu 12 triệu đồng/vụ, còn khi rau thu hoạch rộ như thời điểm hiện tại cũng được 8 triệu đồng/vụ. Một năm quay vòng 4 - 5 vụ, thu xấp xỉ 50 triệu đồng/sào. Sau vụ su hào này, gia đình sẽ trồng dưa lê và bí xanh. Vừa làm ruộng, vừa đi chợ bán rau, mỗi ngày cũng kiếm được 300-500 nghìn đồng, bảo đảm sinh hoạt cho gia đình và có một phần tích lũy… 
 
Thu hoạch rau ở Tiên Dương.
Thu hoạch rau ở Tiên Dương.

Nếu như thôn Trung Oai có truyền thống trồng rau thì tại thôn Tuân Lề mấy năm gần đây lại chuyển từ trồng lúa sang trồng quất. Anh Hoàng Văn Lục, trồng 1 sào quất (90 gốc), Tết này đã thu về 120 triệu đồng. Theo anh Lục, so với trồng lúa, thu nhập từ quất cao gấp 10-20 lần. Theo Chủ tịch UBND xã Tiên Dương Lê Quang Hiếu, trong 3 năm gần đây, toàn xã đã chuyển được 231ha sang trồng rau, hoa và quất. Hoa đào được trồng nhiều ở thôn Dương Lỗ, quất ở thôn Tuân Lề, rau an toàn tập trung ở thôn Trung Oai và thôn Tiên Kha.

Điều đặc biệt là nhiều nông dân ở Tiên Dương đã dần hướng đến chuyên nghiệp hóa trong sản xuất. Để có lãi suất cao từ sản xuất nông nghiệp, nhiều hộ đã đầu tư trồng rau trái vụ. Mùa hè trồng su hào, cà chua, còn mùa đông lại trồng mùng tơi, rau muống… Để trồng rau trái vụ, các hộ đã làm vòm ni lông che phủ. "Lúc nắng to, chúng tôi phải trát thêm bùn lên ni lông để chống nóng, làm mát, còn mùa đông sẽ góp phần ngăn sương giá, gió lùa. Cũng nhờ vậy, mà các hộ có thể trồng các loại rau màu đa dạng, quanh năm lúc trái mùa cũng như lúc thuận mùa"- Phó Chủ tịch UBND xã Tiên Dương Hoàng Văn Vân cho biết. Theo ông Vân, người dân Tiên Dương có truyền thống trồng rau nhưng trồng rau an toàn thì mới bắt đầu từ năm 2007. Ở Tiên Dương hiện trồng đủ các loại rau, từ dưa lê, bí xanh, bí ngồi đến các loại rau cao cấp hơn như ớt ngọt, củ cải đỏ, rau salát… chuyên cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn. Trồng các loại rau này đòi hỏi phải có kỹ thuật chăm sóc nhưng bù lại sẽ cho thu nhập gấp 2-3 lần so với trồng su hào. Đầu ra cho nông sản ở Tiên Dương cũng khá yên tâm, bởi thu hoạch đến đâu đã có tiểu thương chờ lấy hàng đến đấy. Để hỗ trợ sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hóa, Tiên Dương đã đầu tư làm 5km đường bê tông, mương tưới tiêu nước và kéo điện ra đồng. Riêng với cây rau, xã đã xây dựng được hai HTX rau an toàn là Tiên Kha và Trung Oai, hàng năm cung cấp khoảng trên 700 tấn rau an toàn cho thị trường. Hiện rau an toàn Tiên Dương đã "phủ sóng" khắp TP Hà Nội.

Tuy đã giàu lên bằng nông nghiệp nhưng người nông dân trồng rau ở Tiên Dương vẫn còn nỗi lo vì sản xuất tự phát, chưa liên kết được với doanh nghiệp để có đầu ra ổn định. Họ vẫn cần được thành phố, huyện và các doanh nghiệp giúp sức để thu nhập ngày càng cao, bền vững hơn từ nghề nông.
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập272
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại874,623
  • Tổng lượt truy cập92,048,352
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây