Học tập đạo đức HCM

Lựa chọn Probiotics hiệu quả trong chăn nuôi

Thứ sáu - 23/12/2016 03:38
Trong sản xuất thức ăn chăn nuôi hiện nay, sản phẩm probiotics đang là giải pháp tối ưu thay thế kháng sinh và được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng.

Giải pháp hiệu quả

Nhằm hạn chế kháng sinh trong chăn nuôi, các chế phẩm probiotics dần thâm nhập vào thị trường thức ăn chăn nuôi, là giải pháp hiệu quả giúp nâng cao hệ miễn dịch vật nuôi. Tuy nhiên, số lượng chế phẩm probiotics tràn lan đang đặt ra những thách thức lớn cho các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam trong việc lựa chọn sản phẩm probiotics đạt hiệu quả tốt nhất.

Các sản phẩm probiotics tại Việt Nam hiện nay được cung ứng bởi nhiều doanh nghiệp khác nhau, tuy nhiên không phải chế phẩm nào cũng đạt “chuẩn” và phù hợp với môi trường, khí hậu, điều kiện chăn nuôi Việt Nam. Một chế phẩm probiotics đạt hiệu quả ở một quốc gia nông nghiệp tiên tiến nhưng có thể hoàn toàn không hiệu quả ở một quốc gia nông nghiệp đang phát triển như Việt Nam. Và nguyên nhân lớn nhất xuất phát từ hệ sinh thái vi sinh từng nơi.

lựa chọn probiotic trong chăn nuôi - chăn nuôi

TS Huỳnh Ánh Hồng - Chuyên viên nghiên cứu cao cấp ĐH Royal Holloway, kiểm tra khả năng bền nhiệt của bào tử Bacillus được ứng dụng vào sản xuất probiotics

 

Các chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam “đau đầu” trong việc tìm kiếm và lựa chọn chế phẩm probiotics phù hợp để bổ sung vào dây chuyền sản xuất, bởi rất nhiều yếu tố.

 

Cách lựa chọn

Theo GS.TS Vũ Duy Giảng - nguyên giảng viên Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội thì có ba yếu tố chính quyết định đến chất lượng của probiotics.

Thứ nhất, về nguồn gốc: Vi khuẩn probiotics phải có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo tính an toàn trong sử dụng. Các chủng vi sinh cần được phân lập và định danh đến dòng (strain). Các dòng (strain) khác nhau trong cùng một loài (species) có thể có ảnh hưởng có lợi khác nhau đối với động vật sử dụng nó (Bermadeau và Vermoux, 2013). Theo đánh giá, các chế phẩm vi sinh được phép thương mại hóa ở châu Âu đều chứa các vi sinh được xếp vào nhóm an toàn.

Thứ hai, về đặc tính sản phẩm: Probiotics chất lượng phải là sản phẩm phù hợp với hệ sinh thái của từng khu vực và chuồng trại. Nhiều sản phẩm chất lượng được ứng dụng rộng rãi tại nước ngoài, tuy nhiên về Việt Nam, với điều kiện môi trường chăn nuôi kém hiện đại, sản phẩm đó cũng không phát huy tối đa hiệu quả như mong muốn. Tại Việt Nam, bào tử bền nhiệt Bacillus của Công ty BioSpring - bào tử được chuyển giao độc quyền từ Đại học Royal Holloway, Đại học Luân Đôn, Vương quốc Anh được đánh giá là an toàn và có hiệu quả trong điều kiện chăn nuôi của Việt Nam, đạt hiệu quả tối ưu nếu ứng dụng vào sản xuất thức ăn chăn nuôi. Và điều này đã được thử nghiệm hiệu quả tại hơn 50 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi và 20.000 trang trại trên khắp cả nước.

Thứ ba, khả năng chịu nhiệt: Vi khuẩn dùng làm probiotics phải có khả năng sống sót dưới nhiệt độ cao của quá trình chế biến, với nồng độ và lượng tế bào phải đạt từ 106 - 107 CFU/g chế phẩm trở lên. Trong số các vi sinh vật thường được sử dụng cho việc sản xuất chế phẩm probiotics, bào tử Bacillus là vi khuẩn chịu nhiệt cao nhất và được đánh giá là toàn diện nhất trong việc sử dụng làm chế phẩm probiotics. Bào tử Bacillus của BioSpring với khả năng chịu nhiệt đến 950C mà vẫn đạt mức tế bào sống >1010CFU/g sản phẩm được đánh giá là sự lựa chọn tối ưu cho các chế phẩm probiotics.

Sản xuất thức ăn chăn nuôi làm sao đạt hiệu quả tốt nhất luôn là nỗi băn khoăn của đông đảo các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này tại Việt Nam. Mavromichalis (12/2014) có nhận định rằng: “Tuy dưới một cái tên chung là probiotics, nhưng có rất nhiều những chế phẩm probiotics khác nhau, chúng không chỉ khác nhau về giá mà còn rất khác nhau về tính hiệu quả”.

>> Việc lựa chọn và sử dụng đúng chủng loại probiotics phù hợp với đặc tính trang trại và vật nuôi Việt Nam sẽ hỗ trợ đắc lực cho công cuộc mở rộng và phát triển sản phẩm của doanh nghiệp.


 

Ngọc Ánh/nguoichannuoi.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập755
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm751
  • Hôm nay42,347
  • Tháng hiện tại94,684
  • Tổng lượt truy cập88,773,018
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây