Học tập đạo đức HCM

Lúa lai 3 dòng PAC 807 cho năng suất vượt trội

Thứ năm - 27/09/2012 20:15
Hội Giống cây trồng và Vật tư nông nghiệp Thanh Hóa vừa phối hợp với Công ty Giống cây trồng Advanta và huyện Thường Xuân tổ chức hội nghị tổng kết mô hình trình diễn giống lúa lai năng suất cao PAC 807 tại xã Vạn Xuân với diện tích 5ha (50 hộ người Thái tham gia).
 
Ông Sang cùng các đại biểu thăm mô hình tại xã Vạn Xuân.

PAC 807 là giống lúa lai 3 dòng có nguồn gốc từ Ấn Độ, do Công ty Advanta nghiên cứu, sản xuất. Giống có tính cảm ôn, gieo trồng được cả hai vụ trong năm. Thời gian sinh trưởng ngắn (gặt sớm tới 15 ngày so với các giống lúa đang được cấy tại địa phương), thích hợp cho cơ cấu xuân muộn, mùa sớm. PAC 807 phù hợp với chân đất vàn, vàn cao. Sức sinh trưởng, đẻ nhánh khỏe, chống đổ tốt, kháng sâu bệnh như đạo ôn, rầy nâu, sâu cuốn lá. Bông dài, số hạt chắc/bông là 180 hạt. Hạt gạo dài, không bạc bụng, cơm mềm, xốp, vị đậm. Năng suất bình quân 60 - 65 tạ/ha, thâm canh tốt có thể đạt 75 - 80 tạ/ha. So với ruộng canh tác bằng các giống lúa cũ, mô hình trồng lúa PAC 807 giúp nông dân tăng thêm thu nhập 649.500 đồng/sào.

Trước khi thực hiện mô hình trình diễn, các hộ dân được tập huấn kỹ thuật thâm canh lúa, từ khâu làm đất, chọn giống cho đến cách gieo cấy, bón phân và phòng trừ sâu bệnh. Trong quá trình tham gia mô hình, các hộ dân được hỗ trợ về giống, được Công ty cổ phần Công nông nghiệp Tiến Nông bán phân bón với giá hỗ trợ. Kinh phí chung của dự án được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tài trợ.

Ông Nguyễn Xuân Sang, Chủ tịch Hội Giống cây trồng và Vật tư nông nghiệp Thanh Hóa cho biết: “Việc đưa giống lúa lai PAC 807 vào trồng thành công tại xã Vạn Xuân đã góp phần cùng với địa phương xoá đói giảm nghèo, chung tay xây dựng nông thôn mới. Không những thế còn giúp người dân tiếp cận quy trình sản xuất khoa học, hiện đại và khép kín, góp phần nâng cao năng suất, giảm chi phí sản xuất. Trong vụ chiêm xuân năm 2013, chúng tôi sẽ tiếp tục đưa giống lúa trên vào trồng đại trà ở xã Vạn Xuân và một số địa phương khác để tăng tính thuyết phục. Công ty cổ phần Công nông nghiệp Tiến Nông và Công ty Advanta cần quan tâm hơn nữa trong việc cung ứng phân bón và giống để mở rộng diện tích lúa lai 3 dòng, từng bước thay thế các giống lúa chất lượng kém, năng suất thấp tại địa phương”.

Thanh Tuấn

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập161
  • Thành viên online1
  • Khách viếng thăm160
  • Hôm nay77,363
  • Tháng hiện tại929,791
  • Tổng lượt truy cập92,103,520
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây