Học tập đạo đức HCM

Mê mẩn gạo Nhật

Thứ tư - 01/01/2014 23:09
Trong một chuyến đi công tác, khi thấy phu nhân của một cựu lãnh đạo to nhất tỉnh, lỉnh kỉnh tay cầm túi xách, tay cầm gói lá, chị Nguyễn Thị Tâm, Tổng Giám đốc Cty CP Giống - VTNN công nghệ cao Việt Nam liền hỏi: “Chị có gói gì mang theo thế?”. Bà ta đáp: “Cơm đấy”. “Cơm nếp à?”. “Không, cơm nguội nhà chị hôm qua còn thừa đấy, em ăn thử tí cho vui”.

Trong bụng thầm buồn cười nhưng vì nể nang bà phu nhân, chị Tâm cũng nhón một chút đưa lên miệng nếm. Một thứ dẻo lạ, không phải nếp, không phải tẻ. Một thứ thơm lạ, không phải Hương thơm, Bắc thơm, không phải Tám xoan, Tám cổ ngỗng mà dịu nhè nhẹ. Một thứ ngọt đậm chứ không phải kiểu ngọt đường, vị cơm rất đậm đà lại ngầy ngậy.

Một miếng, hai miếng rồi rất nhiều miếng, chẳng mấy chốc gói cơm nguội đã được hai chị em “đánh” hết veo. Máu tò mò của một người làm nông nghiệp nổi lên, chị Tâm hỏi: “Gạo này là gạo gì mà ngon thế chị”. Được dịp, bà lớn cười: “Gạo Nhật đấy, chị mua ở tận siêu thị ngoài Hà Nội cơ, 50.000 đ/kg”.

Nghĩ trộm trong bụng, gạo Nhật đặc biệt thật nhưng cái giá của nó cũng đặc biệt luôn, chắc chỉ để dành cho các gia đình khá giả ăn chứ giới bình dân đừng bao giờ dám mơ. Câu chuyện về loại gạo quý hiếm đó nhanh chóng rơi vào quên lãng.


Bẵng đi mấy năm sau, Viện Di truyền Nông nghiệp có gửi cho Cty CP Giống - VTNN công nghệ cao Việt Nam thử nghiệm một giống lúa mới. Khi vào bông đã vào chắc, nhìn dạng hạt to thây nẩy dễ cho người ta phỏng đoán chắc chất lượng xoàng xoàng nhưng đến khi nhà bếp của cơ quan thổi thử một mẻ gạo mới, nếm ăn thì chị Tâm bỗng giật mình: “Thôi chết, đúng là loại gạo Nhật dạo nào mình ăn đây rồi”.

Vậy là đem cho nhiều địa phương gieo cấy… Chị Phạm Thị Hoa, nông dân khu 1B, phường Vân Phú (TP Việt Trì, Phú Thọ) có 2 ha đất đấu thầu, năm nay quyết định trồng giống J02. Vì là giống mới, để chắc ăn, chị ngâm thử một cân xem độ nẩy mầm thế nào. Do đặc điểm của J02 có vỏ thóc dày hơn, khi ngâm kiểu “ba sôi, hai lạnh” như thóc thường thì nó cứ “im như thóc”, chẳng nứt nanh cũng chẳng bật mầm.

Hoảng quá, chị Hoa liền gọi điện cho bà Tổng Giám đốc thốc tháo một hồi: “Các chị định lừa tôi hay sao mà ngâm thóc chẳng thấy nảy mầm?”. Nhẫn nhục nghe chửi một hồi, chị Tâm hiểu ra vấn đề ở chỗ phải tăng nhiệt độ và thời gian ngâm lên. Quả đúng như thế, giống nảy mầm đẹp.

Khi thu hoạch, 2 ha của chị Hoa cho năng suất 2,2 tạ/sào và cái chính là chất lượng gạo rất tốt: “Khi nấu hạt gạo nở dài, ánh cơm, nhẫy hạt như có cho mỡ. Khi nhai nó có vị ngọt đậm, giòn cơm (dẻo khô chứ không phải dẻo ướt) cơm để qua đêm vẫn dẻo, ăn với muối vừng rất hợp. Dân chúng tôi giờ đây đã biết ăn ngon chứ không còn ham rẻ nữa”.

Đợt đầu chị Hoa bán được 12.000 đ/kg thóc J02 so với giá thóc Khang dân chỉ 6.500 đ/kg, tính ra mỗi sào lãi 1,5 triệu đồng (đầu tư, chăm sóc ngang nhau, J02 dài hơn Khang dân 10 ngày).

Thấy gạo mới ăn ngon quá, chị Hoa dừng không bán nữa mà giữ lại 3 tấn để anh em trong nhà ăn nhưng một người hàng xáo trong vùng cứ đến nằn nì xin mua. Gạ mua không được, người đó lại xin được đổi Hương Thơm, một giống lúa chất lượng lấy J02 với thỏa thuận các thêm mỗi kg 3.000 đồng. Vậy là có tiếng SX J02 nhưng giờ đây nhà chị Hoa cũng không còn một hạt gạo để mà ăn.

“Cháy hàng” cũng là tình trạng chung của nhiều vùng thử nghiệm trồng J02 trong tỉnh Phú Thọ. Đưa đến đâu, giống vào đến đấy, “ngoại giao” gạo đến đâu, người ta nhớ sâu đến đấy. Khi J02 vào chương trình cánh đồng mẫu lớn của một số địa phương, hầu hết các hộ dân sau khi dùng thử đều giữ lại để ăn, cho, tặng họ hàng dù giá mua cao 12.000 đ/kg cũng không bán.

Chưa bao giờ có chuyện một công ty phải cạy cục nông dân bán lại cho mình thóc thương phẩm như trường hợp của J02. Lắm người khi đã ăn thử J02 rồi sau đó chung nhau tiền thuê hẳn ô tô tải đến tận vùng SX, vét cho bằng sạch.

J02 là giống lúa thuần có nguồn gốc từ Nhật Bản được Viện Di truyền Nông nghiệp nhập nội và tuyển chọn, Cty CP Giống - VTNN công nghệ cao Việt Nam là đơn vị SX và phân phối. Giống có chiều cao trung bình 95 - 105 cm, dạng hình gọn, đẻ nhánh khá, thích ứng rộng, gieo cấy trên chân đất vàn, vàn thấp hoặc vàn cao, đất có độ phì tốt hoặc trung bình, thích hợp gieo trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc.

Năng suất trung bình 6 - 6,5 tấn/ha, thâm canh cao có thể đạt trên 7,5 tấn/ha. Thời gian sinh trưởng: Vụ xuân 135 - 140 ngày, vụ mùa 110 - 115 ngày. J02 cho cơm mềm, vị đậm, hương thơm nhẹ.

Đến nay đã có 1.500 ha J02 được SX. Nhiều địa phương khi trồng thử đều đề nghị công nhận nhanh, công nhận đặc cách cho giống này.

Nguồn: nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập231
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại274,058
  • Tổng lượt truy cập92,651,722
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây