Học tập đạo đức HCM

Mô hình khuyến nông thúc đẩy xây dựng nông thôn mới

Thứ sáu - 21/08/2015 23:19
Trong những năm qua, Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã có những chuyển biến mạnh mẽ. Bộ mặt nông thôn đã “thay da, đổi thịt”, cuộc sống người dân ngày một khấm khá hơn. Đạt được kết quả đó phải kể đến những người làm công tác khuyến nông - người bạn tin cậy của nhà nông.
Chung tay xây dựng nông thôn mới
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay, đã có 889 xã và năm huyện trong cả nước được công nhận đạt chuẩn NTM. Tuy nhiên, kết quả đạt được về xây dựng NTM ở một số nơi còn thiếu bền vững do thu nhập, đời sống của người dân một số vùng còn khó khăn. Chính vì vậy, ngay từ những ngày đầu thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, Trung tâm Khuyến nông quốc gia đã tham gia cùng các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy hoạch sản xuất các vùng và một số xã NTM. Nếu như trước đây, chúng ta chỉ biết đến cán bộ khuyến nông với vai trò tập huấn, tuyên truyền và xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp là chính, thì những năm trở lại đây, ngành khuyến nông đã và đang tham gia tích cực, hiệu quả trong việc thực hiện nhiều tiêu chí NTM như: Quy hoạch và lập đề án NTM, phát triển sản xuất tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo; bảo vệ môi trường… Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông quốc gia đã triển khai dự án Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở một số xã NTM miền núi các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Phú Thọ. Dự án được triển khai tại 11 xã điểm, xã xây dựng NTM với các mô hình: Thâm canh chè, sản xuất rau an toàn, sản xuất lúa chất lượng cao, sản xuất lạc, chăn nuôi gà thả vườn, mô hình vỗ béo bò, nuôi cá rô phi đơn tính… Những mô hình trên đã trực tiếp giúp nông dân trong sản xuất, nâng cao thu nhập và thoát nghèo. Trong năm năm qua, Trung tâm đã tổ chức được 176 lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho gần 5.300 lao động nông thôn, trong đó có các xã điểm NTM như Thụy Hương (Hà Nội), Tân Phước (Bình Phước), Định Hóa (Kiên Giang)… Có thể nói, đào tạo nghề cho lao động nông thôn bước đầu đã đi vào cuộc sống, góp phần nâng cao chất lượng lao động nông thôn, tạo điều kiện giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Chia sẻ với chúng tôi, Giám đốc Trung tâm Khảo nghiệm Khuyến nông - Khuyến ngư Thái Bình Nguyễn Như Liên cho biết, nhờ đẩy mạnh công tác thông tin thông qua chương trình khoa giáo “Nhịp cầu khuyến nông” đã góp phần vận động nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hạn chế cấy lúa dài ngày, chuyển sang các giống ngắn ngày năng suất cao. Đồng thời mở rộng cây vụ hè, cho thu nhập cao, thời gian chiếm đất ngắn (40-45 ngày cho thu nhập 80-100 triệu đồng/ha). Còn tại Nam Định, trong nhiều năm qua, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh đã liên tục áp dụng các tiến bộ mới vào sản xuất cả trong nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Từ những mô hình nuôi cá bống bớp vùng nước lợ đã tạo ra vùng nuôi lớn ở các huyện Nghĩa Hưng, Giao Thủy… cho thu nhập 300 triệu đồng/ha/năm. Nuôi tôm thẻ chân trắng cho hiệu quả từ 500 triệu đồng đến một tỷ đồng/ha/năm… Bạn đồng hành của nhà nông
Trong tổng số hơn 590 nghìn ha đất tự nhiên, diện tích đất nông nghiệp của Quảng Ninh chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ (9,5%), còn lại là rừng và đất rừng, hằng năm diện tích đất canh tác chỉ có 32 nghìn ha. Quảng Ninh còn chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, đầu vụ rét kéo dài, mưa muộn, thiếu nước cày cấy; giữa vụ chịu tác động của nhiều cơn bão, cuối vụ thường hạn hán. Bởi vậy, làm ruộng ở Quảng Ninh người nông dân gian truân và vất vả hơn nhiều. Điều đó cũng lý giải tại sao trong nền canh tác khó khăn như vậy nhưng sản xuất nông nghiệp ở Quảng Ninh có bước phát triển tốt, hòa nhập với sự tăng trưởng của cả nước, là sự cố gắng vượt bậc của người nông dân và “người bạn” đồng hành tin cậy là công tác khuyến nông. Căn cứ vào điều kiện đất đai và tiểu vùng khí hậu từng địa phương, ngoài việc đưa giống lúa mới, Trung tâm Khuyến nông Quảng Ninh đã thành công trong việc đưa giống ngô lai bi-ô-xít, các giống ngô VN10, VN15, NK 430, NK 6654, ngô nếp MX 6, ngô tím trồng ở Hải Hà, Đầm Hà, Móng Cái, Bình Liêu, giống lạc Trung Hoa, lạc Trạm Dần, Sơn Dần, trồng ở Đông Triều, Móng Cái, Hải Hà. Các mô hình chăn nuôi như gà đặc sản an toàn sinh học, gà ri, gà Ai Cập, gà đông cảo, vịt siêu trứng, lợn rừng, lợn hướng nạc, góp phần tạo ra hàng hóa, nâng cao thu nhập gấp năm đến sáu lần… Đưa giống lúa mới, cây con mới và tiến bộ kỹ thuật vào đồng ruộng, công tác khuyến nông Quảng Ninh không chỉ có tác động tích cực thúc đẩy năng suất, sản lượng lương thực trên một vùng có nhiều đất đồi, bậc thang nghèo dinh dưỡng mà còn giúp nông dân thay đổi cách làm ăn mới, bỏ dần tập quán canh tác cũ để tiếp thu các tiến bộ khoa học vào đồng ruộng, sử dụng đất đai có hiệu quả cao hơn, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, xây dựng NTM. Giám đốc Trung tâm Khảo nghiệm Khuyến nông - Khuyến ngư Thái Bình Nguyễn Như Liên cho biết, giúp người dân nông thôn thay đổi lối canh tác cũ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, hướng đến làm giàu bền vững thật sự là một thành công của trung tâm. Tuy nhiên, gắn việc phát triển sản xuất với công cuộc xây dựng NTM vẫn còn nhiều gian nan, vất vả. Trước thách thức về môi trường ngày càng bị ô nhiễm do mở rộng sản xuất nông nghiệp, khuyến nông tỉnh đã phối hợp Viện Môi trường nông nghiệp xây dựng mô hình giảm khí phát thải nhà kính tại điểm NTM Thanh Tân, huyện Kiến Xương. Đến nay đã đạt được những kết quả khả quan, tiết kiệm được nguồn nước tưới, giảm khí phát thải… Xây dựng NTM là một nhiệm vụ khó khăn và lâu dài. Do vậy, công tác khuyến nông cần phải đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động để phục vụ kịp thời và hiệu quả hơn nữa sự nghiệp phát triển của sản xuất nông nghiệp nói riêng và sự nghiệp xây dựng NTM nói chung. Đó vừa là yêu cầu, vừa là trách nhiệm của cả hệ thống khuyến nông trên cả nước, mãi xứng đáng là người bạn tin cậy của nhà nông.
Theo Bài, ảnh: Tuấn Ngọc và Nguyễn Sơn Hải
Báo Nhân Dân
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập217
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại272,194
  • Tổng lượt truy cập92,649,858
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây