Học tập đạo đức HCM

Một số mô hình sản xuất thông minh ở Việt Nam

Thứ bảy - 15/07/2017 05:40
Mô hình nông nghiệp thông minh, mô hình Lean tăng năng suất lao động trong ngành dệt - may và mô hình cánh đồng thông minh ở Đồng Tháp là 3 trong số những mô hình sản xuất thông mình đang được áp dụng ở Việt Nam.

Mô hình nông nghiệp thông minh Akisai Cloud
 
Akisai Cloud ­ hỗ trợ toàn diện giải pháp quản lý nông nghiệp trên nền công nghệ điện toán đám mây - là mô hình được FPT triển khai với sự hỗ trợ của Công ty Fujitsu (Nhật Bản), thực hiện trong các ngành gạo, rau và hoa quả.
 
Đây là mô hình sản xuất thông minh ứng dụng các giải pháp công nghệ thông tin và truyền thông nhằm tối ưu hóa quá trình canh tác cho từng loại cây trồng, địa điểm canh tác, giúp tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm.
 
Theo đó, nhà sản xuất sẽ xây dựng nhà kính trồng rau quả với thiết bị cảm biến để đo chất lượng không khí, nhiệt độ, độ ẩm và tự động tưới nước khi cần thiết. Mọi dữ liệu đo được trong nhà kính được lưu trữ, phân tích để đưa ra giải pháp tối ưu cho việc chăm sóc cây của người nông dân, giúp tăng năng suất lao động, giảm chi phí canh tác. Nhờ việc quản lý các dữ liệu điện tử, người nông dân ngồi ở đâu cũng có thể giám sát, điều chỉnh và thực hiện việc chăm bón cây trồng.
 
Với diện tích hơn 400m2, Trung tâm Hợp tác nông nghiệp thông minh FPT - Fujitsu áp dụng những kỹ thuật, kiến thức hiện đại nhất về nông nghiệp. Trung tâm áp dụng hai mô hình sản xuất là “nhà kính - green house” và “nhà máy rau - vegetable factory” cho những loại rau có giá trị gia tăng cao.
 
Sản xuất rau xàlách ít kali theo mô hình Akisai Cloud tại Trung tâm Hợp tác nông nghiệp thông minh FPT - Fujitsu, Hà Nội. Ảnh: Lê Long
Hệ thống này đã được Công ty Fujitsu (Nhật Bản) áp dụng từ năm 2012 và đạt được thành tựu lớn. Cụ thể, năng suất cà chua đạt tới 50 tấn/ha, gấp 2 lần so với cách trồng tự nhiên. Số lượng nhân công cho mô hình là 5 người với doanh thu tạo ra là 500 triệu yên/năm.
 
Mô hình Lean tăng năng suất lao động trong ngành dệt - may
 
Lean (Lean Manufacturing - sản xuất tinh gọn) là mô hình đang được nhiều doanh nghiệp dệt - may Việt Nam áp dụng để tinh gọn quá trình sản xuất, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Đây là công cụ nhằm loại bỏ lãng phí và những bất hợp lý trong sản xuất để giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh doanh và tính cạnh tranh cho sản phẩm.
 
Lợi ích mà Lean mang lại rất đáng kể: Giảm tỷ lệ phế phẩm, thời gian và quy trình sản xuất, giảm thiểu hàng tồn kho ở các công đoạn sản xuất, đảm bảo năng suất lao động của công nhân ở mức cao nhất, tận dụng tối đa thiết bị và mặt bằng, nâng cao khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau... Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí mọi mặt.
 
Nhiều doanh nghiệp dệt - may đã áp dụng Lean thành công như Tổng Công ty cổ phần may Việt Tiến, Tổng Công ty May 10, Tổng Công ty may Đức Giang, Công ty cổ phần may Nam Định... Trong đó, Lean đã giúp Tổng Công ty May 10 tăng 52% năng suất lao động, giảm 8% tỷ lệ hàng lỗi, giảm thời gian lao động 1 giờ/ngày, tăng 10% thu nhập cho công nhân và giảm 5-10% chi phí sản xuất mỗi năm.
 
Ở Tổng Công ty may Nhà Bè, sau khi áp dụng Lean, năng suất cả hệ thống đã tăng hơn 20%, chất lượng và năng suất của từng dây chuyền cũng được kiểm soát chặt chẽ hơn. Đặc biệt nhất là nhân công được giảm 1 giờ làm mỗi ngày và không cần tăng ca.
 
Tuy hiệu quả nhưng việc áp dụng Lean không đơn giản. Mô hình này cần một quá trình lâu dài, xây dựng theo từng bước. Lãnh đạo doanh nghiệp cần có quyết tâm triển khai cùng với sự thay đổi tư duy từ cán bộ quản lý đến người lao động.
 
Mô hình cánh đồng thông minh ở Đồng Tháp
 
Đây là mô hình do UBND tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Công ty Rynan Agifoods (Trà Vinh) triển khai thực hiện cho bà con nông dân từ vụ hè thu năm 2016. Cánh đồng thông minh có quy trình khép kín toàn bộ chuỗi giá trị từ đầu vào sản xuất đến thu hoạch, chế biến, xuất khẩu.
 
Mô hình này được triển khai với diện tích từ 100ha trở lên, áp dụng máy san phẳng mặt ruộng bằng tia laser, máy bơm dùng năng lượng mặt trời và phân bón chậm tan. Việc quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được tiến hành qua máy tính bảng, điện thoại di động có kết nối Internet và công nghệ điện toán đám mây. Gạo sau khi thu hoạch sẽ được đóng gói bằng bao bì thông minh, có thể giữ chất lượng ổn định sau nhiều tháng.
 
Một điểm nổi bật của mô hình này là sử dụng phân bón chậm tan có kiểm soát. Loại phân này chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng và vi lượng. Chúng được phân giải một cách từ từ trong thời gian 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và 12 tháng... cho tới 24 tháng.
 
Kết quả khảo nghiệm tại Hợp tác xã Tiến Cường (Đồng Tháp) cho thấy, khi sử dụng phân bón thông minh, người nông dân giảm được 40% lượng phân bón, 4 lần bón phân, 3 lần phun thuốc. Trung bình, mỗi hécta tiết kiệm được khoảng 4 triệu đồng. Năng suất lúa gần như tương đương giữa mô hình cánh đồng thông minh và mô hình canh tác truyền thống, nhưng chất lượng lúa sử dụng phân bón thông minh cao hơn.
 
Mô hình cánh đồng thông minh đang được UBND tỉnh Đồng Tháp cùng Công ty Rynan Agifoods (Trà Vinh) tiếp tục nhân rộng.

Tác giả bài viết: Ngọc Vũ

Nguồn tin: khoahocphattrien.vn

 Tags: mô hình

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập242
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm232
  • Hôm nay41,890
  • Tháng hiện tại279,123
  • Tổng lượt truy cập88,957,457
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây