Học tập đạo đức HCM

Nghiên cứu về thằn lằn hỗ trợ tái tạo bộ phận ở người

Thứ ba - 26/08/2014 09:26
Những hiểu biết mới về cách thức mọc lại đuôi của các loài thằn lằn có thể giúp chúng ta tiếp cận bí mật về sự tái sinh các chi ở người.

Mặc dù việc tái sinh các bộ phận cơ thể vẫn chỉ tồn tại trong các tác phẩm khoa học viễn tưởng, nhưng nó đã tiến gần hơn một bước tới thực tế nhờ việc phát hiện một tập hợp 326 gen của loài thằn lằn xanh nhỏ Anole, mang theo công thức bí mật về khả năng tái tạo chiếc đuôi bị mất của chúng.

Nghiên cứu về thằn lằn hỗ trợ tái tạo bộ phận ở người
Ảnh minh họa.



Điểm đặc biệt ở loài thằn lằn này nằm ở chỗ: bộ gene nói trên của chúng không chỉ khiến các tế bào ở đuôi phân chia, mà còn tác động lên những tế bào thuộc các khu vực khác, như tế bào tủy sống hay tế bào da, theo lời giải thích của một trong số các đồng tác giả của nghiên cứu.

Điều này khiến cho các nhà khoa học hoàn toàn ngạc nhiên, bởi họ dự kiến rằng toàn bộ quá trình tái tạo sẽ chỉ tập trung vào phần đuôi mà thôi. Các nhà khoa học hy vọng rằng trong tương lai, các gene tương tự ở người có thể được kích hoạt nhằm hỗ trợ các liệu pháp điều trị tổn thương tủy sống, thậm chí là cả viêm khớp.

Thách thức lớn nhất trong việc giải quyết bí ẩn y học này chính là việc xác định cách thức tăng tốc độ các phản ứng hóa học dẫn tới quá trình tái tạo mô trong cơ thể người, giống như đối với thằn lằn, sa giông hay sao biển.

Một nghiên cứu được tổ chức vào năm ngoái đã bắt gặp một cơ chế sinh học tương tự, nhưng ở trạng thái không hoạt động trong cơ thể người. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện một gene ở động vật có vú có khả năng thúc đẩy việc phục hồi tổn thương mô khi còn trong bụng mẹ, nhưng gene này nhanh chóng ngừng hoạt động trong quá trình lão hóa. Gene này mang tên Lin28a, có khả năng đưa các tế bào vào trạng thái phôi thai, kích thích cơ thể tự chữa lành một cách nhanh chóng.

Trong nghiên cứu của đại học Harvard, những con chuột thí nghiệm được kích hoạt loại gene đặc biệt này có khả năng phát triển phi thường. Chúng có thể tự chữa lành vết thương, mọc lại da một cách nhanh chóng và thậm chí là mọc lại những ngón chân bị mất. Cuối cùng, các nhà khoa học phát hiện ra rằng họ có thể tạo ra kết quả tương tự bằng cách tiêm cho những con chuột các loại thuốc làm tăng sự trao đổi chất lên mức cao như khi chúng còn nhỏ, từ đó làm tăng khả năng tự chữa lành.

Nhược điểm của Lin28a là gene này chỉ có thể duy trì trạng thái kích hoạt trong tối đa là 1 tháng sau khi được sinh ra (đối với chuột), và khả năng chữa trị các tế bào của nó không thể mở rộng tới những cơ quan quan trọng như tim.

Mặc dù chặng đường trước mắt vẫn còn dài, song các nhà nghiên cứu vẫn hy vọng rằng một ngày nào đó chúng ta có thể làm sáng tỏ bí ẩn về việc tái tạo các bộ phận cơ thể quan trọng. Làm được điều này, chúng ta sẽ có thể thay đổi hoàn toàn cuộc sống của những bệnh nhân mắc các bệnh nguy hiểm, bị thương nặng hoặc phải thực hiện phẫu thuật cắt bỏ các bộ phận.

Theo Vietnam+

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập220
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm219
  • Hôm nay31,001
  • Tháng hiện tại224,094
  • Tổng lượt truy cập92,601,758
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây