Học tập đạo đức HCM

Người Nhật đến Lâm Đồng làm nông nghiệp công nghệ cao

Chủ nhật - 31/05/2015 21:42
Lần đầu tham quan các khu vực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở Lâm Đồng, ngài Hiroshi Fukada, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam nói: “Tôi đã thực hiện được ước mơ của mình là tiếp xúc với các trang trại sản xuất rau quả giá trị cao ở Lâm Đồng. Với tiềm năng đất đai, khí hậu vô cùng ưu đãi, các doanh nghiệp Nhật sẽ tiếp tục đóng góp tích cực để phát triển thương hiệu rau quả của Đà Lạt ở khu vực châu Á và thế giới…”.
 

Các DN Nhật Bản tham quan hệ thống nước tưới điện phân trong vườn dau tây sạch bệnh ở Đà Lạt.

Trung tuần tháng 5 vừa qua, ngài Hiroshi Fukada đã dẫn đoàn công tác khoảng 15 doanh nghiệp Nhật Bản tiếp cận với điều kiện sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở Đà Lạt và các vùng phụ cận. Đến xã Đạ Sar (huyện Lạc Dương), đoàn đặc biệt quan tâm đến công nghệ nhà kính châu Âu đang sử dụng hiệu quả trong sản xuất dâu tây của trang trại Langbiang Farm.

Ông Trần Huy Đường, chủ trang trại chia sẻ, ông thật may mắn khi được chọn là một trong 5 đại diện doanh nghiệp của Lâm Đồng đã qua Nhật Bản học tập quy trình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, sau đó trở về Lâm Đồng áp dụng mô hình trồng dâu tây giống New Zealand trên giá thể trong nhà kính châu Âu. Hiện, dâu phát triển tốt, đạt năng suất cao và chất lượng quả đạt tiêu chuẩn “thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu”.

Trực tiếp thưởng thức trái dâu tươi chín mọng vừa hái xuống tại vườn, hầu như tất cả thành viên trong đoàn đều có chung cảm nhận: “Rất ngon và tuyệt vời!”.

Cũng sản xuất dâu tây công nghệ cao trong nhà kính dưới thung lũng đường Mimosa (Đà Lạt), Công ty TNHH Trang trại Kikaku của một người Nhật đã thành công từ giai đoạn đầu xuống giống. Những trái dâu chín đỏ vừa hái xuống mời “người đồng hương” dùng thử và được đánh giá cao. Tổng giám đốc Công ty, ông Toshiji Arai cho biết: Công ty thành lập vào trung tuần tháng 01/2015 với ngành nghề sản xuất nông nghiệp công nghệ cao theo hướng tiếp cận đa ngành, trong đó có chức năng sản xuất, kinh doanh, chế biến, cung cấp và chuyển giao kỹ thuật trồng dâu tây giống Nhật Bản tại Đà Lạt đạt tiêu chuẩn sạch bệnh, an toàn, tươi ngon, mang lại giá trị gia tăng cao nhất. Điều này minh chứng tại vườn dâu, trước khi vào tham quan, từng người khách đều phải “bước qua” khu vực “vô trùng”. Bên trên từng luống dâu, công ty đã treo những chiếc bẫy dính sinh học để dẫn dụ và diệt trừ sâu bệnh. Đặc biệt, công ty đã nghiên cứu lắp đặt và vận hành đồng bộ hệ thống “nước phân điện”- phân điện từ nước thông thường trở thành nước ultra-alkali (PH = 11) và nước axit (PH = 3) - dùng tưới tiêu cho dâu tây sinh trưởng tốt, năng suất cao, đồng thời tăng cường sự hoạt động của các loại nấm có lợi trong đất, bảo vệ sự trong lành của môi trường xung quanh.

Mô hình dâu tây chất lượng cao ở Đà Lạt.

Được lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lâm Đồng trực tiếp gặp gỡ, một doanh nghiệp Nhật Bản đến từ Hà Nội tâm sự: “Gia đình tôi ở Hà Nội thường xuyên mua rau xanh Đà Lạt về ăn, chất lượng rau rất ngon. Rất tiếc là rau Đà Lạt phân phối ở thị trường Hà Nội chưa đều đặn lắm”.

Đây là 1 trong 15 ý kiến, kiến nghị của doanh nghiệp Nhật Bản về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở Đà Lạt mà Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Nguyễn Xuân Tiến đã trao đổi và chia sẻ. Đó là lời cám ơn của tỉnh Lâm Đồng đối với doanh nghiệp Nhật Bản đã có những đánh giá cao về chất lượng rau Đà Lạt và vùng phụ cận. Đồng thời luôn mong muốn tiếp nhận được nhiều hơn nữa những dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp công nghệ cao theo hướng đa ngành từ phía doanh nghiệp Nhật Bản, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến việc thu hút các nguồn vốn đầu tư vào Khu công nghiệp nông nghiệp Tân Phú, Đức Trọng rộng khoảng 350ha,  đầu tư hiện đại hóa sản xuất, thành lập trung tâm sau thu hoạch và chợ đầu mối hoa ở các khu vực khác trên địa bàn. Về phía chính quyền các cấp ở Lâm Đồng sẽ tăng cường xúc tiến việc hợp tác đầu tư mở rộng hệ thống giao thông đường bộ, đường hàng không để cung ứng nhanh nhất sản phẩm rau Đà Lạt đến các vùng, miền trong nước và xuất sang các nước châu Á cũng như các nước khác trên thế giới.   

Văn Việt
Nguồn: kinhtenongthon.com.vn

 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập276
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm275
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại182,070
  • Tổng lượt truy cập90,245,463
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây