Học tập đạo đức HCM

Nhiều mô hình ghép giống cây thích ứng với hạn, mặn

Thứ sáu - 01/07/2016 00:01
Phó Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam TS. Võ Hữu Thoại cho biết, qua nghiên cứu và khảo nghiệm, Viện đã chọn ra nhiều mô hình ghép cây giống hiệu quả, thích ứng với hạn, mặn có thể nhân rộng ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đây là kết quả của đề tài nghiên cứu “Chọn lọc giống gốc ghép chống chọi với vùng ngập mặn” do Viện thực hiện.
 

Theo Viện Cây ăn quả miền Nam, việc khai thác hiệu quả vai trò của gốc ghép đối với khả năng chống chịu hạn, mặn trên cây ăn quả được xem là giải pháp để ứng phó với tình hình khô hạn và xâm nhập mặn tại ĐBSCL. Thời gian qua, Viện đã nghiên cứu bước đầu trong việc lai tạo và thanh lọc các dòng/giống cây trồng bản địa, có khả năng chống chịu với hạn và mặn để làm gốc ghép cho cây có múi và xoài.

Cụ thể đối với vùng mặn, Viện đã chọn lọc các dòng/giống cây có múi như: Cây Sảnh, bưởi Bung (tỉnh Bến Tre); bưởi Hồng Đường (Cần Thơ); bưởi Đường Hồng (Bình Dương); Bòng (Huế) làm gốc ghép cho cây bưởi Da xanh và bưởi Năm Roi tại ĐBSCL. Thực tế trồng tại Bến Tre và Tiền Giang cho thấy, 5 dòng/giống cây có múi trên tiếp hợp tốt với bưởi Da xanh. Trong đó, nổi bật là bưởi Da xanh ghép trên gốc ghép Sảnh và Bòng có sức sinh trưởng mạnh, đồng thời thể hiện chống chịu mặn tốt trong điều kiện thực tế, cho năng suất và phẩm chất trái bưởi Da xanh tương tự như trái bưởi da xanh trồng bằng nhánh chiết trong điều kiện bình thường.


Bưởi Da Xanh được trồng ở đồng bằng sông Cửu Long

Bên cạnh đó, nhà vườn có thể sử dụng các dòng/giống xoài địa phương và nhập nội như: Xoài Canh Nông (Khánh Hòa), xoài Châu Hạng Võ (Trà Vinh), xoài ghép xanh (Tiền Giang), xoài Thơm (An Giang), được đánh giá có khả năng chống chịu mặn tốt để làm gốc ghép cho các giống xoài thương phẩm như xoài Cát Hòa Lộc và xoài Cát Chu tại các vùng đất ở ĐBSCL bị ảnh hưởng của nước mặn từ từ 10 - 13 phần nghìn trong thời gian 2 tháng.

Đối với vùng khô hạn, Viện đã nghiên cứu thanh lọc khả năng chịu hạn trên 30 giống/dòng cây có múi địa phương, còn lại cây có múi và nhập nội cũng được thực hiện tại nhà lưới của Viện và trồng ngoài đồng tại huyện Tri Tôn, An Giang. Kết quả, Viện đã chọn lọc 4 dòng/giống: Trúc (An Giang), bưởi Chua (Đồng Nai), bưởi Đỏ (Long An), bưởi Thanh Trà (Long An) để làm gốc ghép cho cây giống có múi thương phẩm như cam Sành, cam Mật, bưởi Năm Roi, bưởi Da Xanh trồng ở vùng khô, hạn thiếu nước tưới vào mùa nắng. Các gốc ghép này có khả năng chịu đựng được điều kiện khô hạn tự nhiên ngoài đồng khoảng 30 ngày.

“Tùy theo giống cây ăn trái mà khả năng chống chịu mặn của cây khác nhau. Để tránh thiệt hại cho cây trồng khi tưới nhầm nguồn nước bị nhiễm mặn, bà con nông dân cần biết khả năng chịu mặn của chủng loại cây trồng trên vườn của mình”, TS. Võ Hữu Thoại khuyến cáo. Về lâu dài, để ứng phó với hạn hán và xâm nhập mặn bảo vệ vùng cây ăn quả tập trung, các tỉnh cần tiếp tục đầu tư các hệ thống đê bao, xây dựng hệ thống tưới tiêu hợp lý nhằm ngăn chặn xâm nhập mặn, phòng chống ngập lụt, đối phó với hạn hán kéo dài. Ngoài ra, các địa phương cần xác định các giống cây trồng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, đánh giá mức độ ảnh hưởng và đề xuất hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu; đầu tư nguồn kinh phí cho công tác chọn lọc, lai tạo những dòng/giống cây ăn quả (cây có múi, xoài, sầu riêng, chôm chôm, nhãn...), chống chịu với những điều kiện bất lợi của môi trường như hạn, phèn, mặn, ngập. Bên cạnh đó, các địa phương cần xây dựng các mô hình trồng giống cây trồng thích ứng với điều kiện bất lợi cùa môi trường, nhằm ứng phó với tác động của biến đối khí hậu đang xảy ra ở ĐBSCL.

ĐBSCL hiện có khoảng 294.000ha cây ăn trái (chiếm 38% diện tích cả nước), sản lượng khoảng 3,5 triệu tấn (chiếm 44% sản lượng trái cây của cả nước).

Theo Công Trí/daibieunhandan.vn

 


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập150
  • Hôm nay65,243
  • Tháng hiện tại895,970
  • Tổng lượt truy cập92,069,699
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây