Học tập đạo đức HCM

Những tiến bộ khoa học lúa quí I/2014

Thứ sáu - 02/05/2014 22:44
1. Xác định gene thích nghi bất lợi môi trường và sinh học Các nhà khoa học đã xác định được trên 1.000 gene của cây lúa giúp nó vượt qua sốc môi trường (abiotic stress) và sinh học (biotic stress). Các sốc về môi trường gồm các yếu tố tự nhiên như hạn hán, lũ lụt, mặn và đất thiếu dinh dưỡng. Các yếu tố sinh học do lúa bị tấn công bởi vi khuẩn, nấm và côn trùng.

Có khoảng 3.800 gene liên quan đến sốc phản vệ. Ramakrishna Wusirika và Rafi Shaik tìm được 1.377 gene giúp cây lúa vượt qua sốc sinh học và phi sinh học, 70% trong số đó đều hoạt động khi gặp cả hai loại sốc. Số gene còn lại chỉ mở khi gặp sốc sinh học và đóng lại khi gặp sốc  phi sinh học.

Qua nghiên cứu, các nhà khoa học phân loại 5 phản ứng phòng vệ sốc phi sinh học: hạn hán, nhiễm kim loại nặng, mặn, lạnh và thiếu dinh dưỡng. Có 5 phản ứng phòng vệ sinh học: vi khuẩn, nấm, côn trùng, cỏ dại và tuyến trùng. Họ tìm được 196 gene khác nhau phản ứng các sốc này.

Các nghiên cứu về lĩnh vực này để tạo ra giống lúa có tính chống chịu tốt với biến động môi trường và sâu bệnh,

    1. Sản lượng lúa đến năm 2025

      Đến năm 2025, tổ chức Lương nông Quốc tế FAO dự báo thế giới sẽ cần thêm 300 tấn gạo để đáp ứng gia tăng dân số  (sản lượng hiện nay 475 triệu tấn). Trong khi đó những nước sản xuất lúa chính trên thế giới như Trung Quốc và Ấn Độ diện tích trồng lúa giảm để chuyển qua đất công nghiệp, giao thông và hạ tầng khác, nên tăng sản lượng của 2 nước này còn mù mịt.  

      Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) cho rằng việc tăng năng suất lúa sau cuộc cách mạng xanh lần thứ hai sẽ rất khó khăn. Do đó sản lượng lúa tăng trong thời gian tới cần phải mở rộng diện tích canh tác lúa. Quỹ đất trồng lúa ở các nước Nam Á và Đông Nam Á chỉ còn vài nước, những loại đất này thuộc vùng đầm lầy hoặc đồi núi.  Chỉ còn đất ở châu Phi và châu Mỹ.

      Theo Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (Chinese Academy of Agricultural Sciences - CAAS), Trung Quốc đặt mục tiêu sản xuất lương thực nhiều hơn và tự túc lương thực với sự hỗ trợ của chính phủ và hiện đại hóa nông nghiệp trong 10 năm tới. Dự án Triển vọng Nông nghiệp Trung Quốc 2014-23 sản lượng của 3 loại lương thực chính: lúa mỳ, lúa và bắp dự kiến đạt 578 triệu tấn vào năm 2023, so với nhu cầu 596 triệu tấn. Tuy nhiên chính phủ muốn phải tự túc gạo hoàn toàn, sản lượng gạo theo dự án sẽ đạt 204 triệu tấn năm 2023 (tăng 43% so với 143 triệu tấn hiện nay). about one million tons more than the projected demand of around 203 million tons. Thứ trưởng Nông nghiệp Trung Quốc Chen Xiaohua cho rằng tự túc lúa mỳ và lúa gạo là ưu tiên hàng đầu của phát triển nông nghiệp Trung Quốc. Chiến lược An ninh Lương thực của Trung Quốc bao gồm: giữ đất nông nghiệp 120 triệu ha; đầu tư khoa học kỹ thuật và cơ giơi hóa; tăng cường trợ cấp nông nghiệp; khuyến khích nông dân tham gia dịch vụ nông nghiệp. Trung Quốc hiện là nhà nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, sản lượng gạo Trung Quốc đạt 142,3 triệu tấn nhưng tiêu thụ đến 146 triệu tấn, nên phải nhập 3,5 triệu tấn

        2. Sử dụng trấu chạy máy phát điện ở Philippines

           Trung tâm Tái tạo Năng lượng của của Trường Đại học Trung Philippine (Affiliated Renewable Energy Center, Central Philippine University (CPU-AREC) nghiên cứu sử dụng vỏ trấu làm nguồn nguyên liệu chạy nhà máy xay lúa. Trung bình xay 1 tấn lúa sẽ được 290 kg trấu, tìm nơi tiêu thụ được nguồn trấu này là vấn đề nan giải ở Philippines, mặc dù chúng được sử dụng làm chất đốt ở lò trấu cho nấu ăn, đun gạch và sấy nông sản, nhưng mức độ phổ cập còn ít do trấu cồng kềnh khó vận chuyển xa.

          Trấu tạo ra năng lượng đến 3,000 kcal/kg và đây là nguồn năng lượng tái tạo. Một tấn lúa có thể tạo ra 726,46 Kilo watts/giờ và 82,93 megawatts điện. Các nhà khoa học của Philippines đang thiết kế máy phát điện chạy bằng trấu.

          Tuy nhiên khai thác năng lượng từ trấu có một số điểm bất lợi. Nó rất khó tồn trữ do cồng kềnh và lượng tro của trấu rất cao (17 - 26%) so với tro cũi (0.2 - 2%) và than đá (12.2%). Tổng chi phí xây dựng máy phát điện chạy bằng trấu cũng khá cao, do đó chỉ có nhà máy xay lúa ở tỉnh Panay của Philippines chịu đầu tư máy phát điện. Tuy nhiên ở những nước có giá điện cao như Pakistan, co triển vọng phát triển máy phát điện chạy từ trấu.

          Trong nghiên cứu, các nhà khoa học của Philippines còn thấy lò đốt trấu trực tiếp phù hợp cho mọi nhu cầu sử dụng, trong khi lò đốt gián tiếp qua khí gas trấu. Hiện ở Philippines có rất nhiều lò sấy tỉnh vĩ ngang chạy bằng trấu hơn gas trấu. Các máy phát điện chạy bộ trấu ở tỉnh Isabela có công suất 1-MW, một số nhà máy khác đang nâng công suất lên 2- MW. Các nhà máy này được hỗ trợ của chính phủ Philippines theo đạo luật năng lượng tái tạo

            3. Sản phẩm giá trị gia tăng từ dầu cám tại Mỹ

              Các nhà khoa học ở Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã tìm ra phương pháp ly trích tinh dầu cám để sản xuất bơ, bơ thực vật và shortening. Các sản phẩm này tương tự như bơ quả hạch (nut butter) nhưng có cấu trúc đồng đều hơn, chứa dầu cám chưa tinh luyện, sáp cám tự nhiên, có bổ sung thêm vitamin E, sterols thực vật và gamma-oryzanol. Chúng được đánh giá ngon không thua kém các sản phẩm bơ sữa

              Các sản phẩm dầu cám có nhiều điểm tiện lợi so với bơ thực vật truyền thống. Nó không có chứa chất béo chuyển hóa (trans fats) là chất gây các bệnh về tim mạch. Sản phẩm tự nó rất ổn định vì có chứa chất chống ô-xy hóa. Nó không chỉ là loại thực phẩm bổ dưỡng (healthy component). Các sterols trong dầu cám được cho có tác dụng hạ cholesterol và giảm bệnh tim mạch. Gamma-oryzanol có trong dầu cám làm giảm LDL (“xấu”) cholesterol, chống lão hóa

              4. Dơi làm giảm mật số rầy lưng trắng ở Thái Lan

              Tạp chí Bảo tồn sinh học Biological Conservation cho rằng dơi có thể giúp nông dân Thái Lan tiết kiệm hàng triệu USD. Nhóm nghiên cứu đã tính một con dơi thuộc loài Tadarida plicata  có khả năng ăn 1.130 rầy lưng trắng Sogatella furcifera chích hút gốc lúa. Hiện Thái Lan có khoảng 8 triệu loại dơi này, góp phần ngăn chận thiệt hại mỗi năm 2.900 tấn lúa. Lượng lúa này xuất khẩu sẽ thu được 1,2 triệu USD, có thể nuôi sống 26.000 người mỗi năm

              Lượng lúa thất thu 2.900 tấn không ý nghĩa gì so với sản lượng 38,79 triệu tấn lúa năm 2013. Nhưng nông dân Thái giảm còn chi phí phun thuốc, chỉ làm những hộp nhỏ cho dơi trú ngụ.

                5. Ăn cơm làm giảm cân

                  Trường Đại học Y Baylor của Mỹ đưa ra khuyến cáo trong khẩu phần ăn nên có cơm để làm giảm cân. Trong khảo sát về dinh dưỡng và y tế cả nước (National Health and Nutrition Examination Survey - NHANES) từ 2005-2010 và theo dõi 14.386 người trưởng thành Mỹ sử dụng ơm là thực phẩm chính. Khảo cứa cho thấy những người ăn cơm thường sẽ có ít chất béo bảo hòa và ít đường trong máu. Người Mỹ ăn nhiều loại hạt lương thực khác nhau như bánh mỳ, lúa mạch, bắp, gạo … nhưng trong gạo có ít muối và chất béo bảo hòa.

                  Gạo được cho là thực phẩm bổ dưỡng vì có chưa các chất như potassium, magnesium, sắt, folate và chất xơ bởi vì ăn cơm thường ăn kèm với trái cây, rau, thịt và đậu, cung cấp dinh dưỡng nhiều hơn loại thực phẩm ăn nhanh..

                  Các nghiên cứu cho thấy nặng cân và béo phì là nguyên nhân của nhiều loại bệnh mạn tính khác như tiểu đường, tim mạch và ung thư. Chúng gia tăng chẳng những ở các nước phát triển mà còn ở nước có thu nhập trung bình và thấp, đặc biệt khu vực đô thị. Tổ chức Y tế Thế giới WHO cho rằng bệnh béo phì đã tăng gấp đôi trong 3 thập niên qua, do tập quán ăn không lành mạnh. Bệnh này có thể hạn chế ít ăn dầu mỡ, chuyển từ chất béo bão hòa sang chất béo không bão hòa. Tăng tiêu thụ trái cây, rau, đậu, hạt nguyên (không xay thành bột), hạn chế dùng đường và muối.
                   

                  nguồn: bannhanong.vn

                  Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

                  Click để đánh giá bài viết
                  Văn bản ban hành

                  Công văn số 6748/UBND-NL5

                  Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

                  Văn bản số 4414/UBND-NL5

                  Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

                  Văn bản số 4305/UBND-NL5

                  Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

                  Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

                  Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

                  Công văn số 3608/UBND-NL5

                  Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

                  Hát về nông thôn mới
                  MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
                  Thăm dò ý kiến

                  Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

                  Thống kê
                  • Đang truy cập258
                  • Hôm nay55,449
                  • Tháng hiện tại874,577
                  • Tổng lượt truy cập92,048,306
                  ®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
                  Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
                  Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
                  Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
                  Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
                  Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây