Chương trình này được gọi là Quản lý Dinh dưỡng cho lúa (NMRice). Qua đó, nông dân được cung cấp thông tin về những giống lúa mới, kỹ thuật canh tác, cách quản lý dinh dưỡng cho vùng riêng biệt,… Mục đích của chương trình là giúp cho những nông dân không có điều kiện truy cập Internet cũng có thể tiếp cận những thông tin mới nhất về trồng lúa.
Sử dụng công nghệ thông tin vào sản xuất lúa gạo còn chưa được ứng dụng nhiều ở Việt Nam. |
Chương trình này tiếng Indonesia gọi là PHSL Mobile, đã được IRRI phát động từ năm 2011 ở Philippines và phát triển sang Indonesia vào năm 2012 thông qua một mạng điện thoại có tên gọi là Telkomsel. Với mạng này, nông dân chỉ cần cầm điện thoại gọi tới số 135 và theo hướng dẫn của chương trình trả lời 5 câu hỏi về những điều kiện trồng lúa của nông dân. Sau đó, họ sẽ nhận được một bảng hướng dẫn cách bón phân đã được cụ thể hóa cho chính nông dân đó thông qua một tin nhắn (SMS) trên điện thoại di động.
Viện Đánh giá kỹ thuật nông nghiệp của Indonesia đã áp dụng thử nghiệm chương trình này cho hơn 300 nông dân được chọn trong 9 tỉnh thành của Indonesia. Kết quả cho thấy, trong hầu hết các trường hợp, sự gia tăng lợi nhuận cho nông dân vượt hơn 100USD. Hy vọng rằng chương trình này sẽ được thực hiện ở Việt Nam nhằm giúp nông dân nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, tăng lợi nhuận sản xuất và sản lượng lúa gạo cho xuất khẩu.
TS Nguyễn Công Thành
danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã