ốn nhân công, tiền bạc
Trước đây, đến vụ thu hoạch lúa, ông Lê Văn Chính luôn lo lắng vì không thể mướn được lao động. Khi lúa từ ruộng chuyển về chất đầy nhà, hạt lúa bị mốc, lên mộng dài trắng xóa cũng không có người phơi. Có hôm trời đổ mưa, hàng trăm giạ lúa phải nằm chịu ngoài sân vì không tài nào xúc vô bao kịp. Bây giờ ông Chính an tâm sản xuất, bởi ông đã sáng chế ra máy xúc lúa giúp tiết kiệm phần nào sức lao động.
Ninh Quới là vùng độc canh cây lúa, do đó, nghề trồng lúa là nguồn thu nhập chính của người dân. Ông Chính cho biết nhà ông có trên 50 công đất, sản xuất từ 2 - 3 vụ/năm, với tổng sản lượng lúa thu hoạch đạt trên 1.100 giạ. Trong những năm gần đây, phần lớn thanh niên ở địa phương bỏ quê đi làm thuê ở các khu công nghiệp lớn tại TP.HCM và Bình Dương. Vì thế, khi đến mùa vụ, người dân không thuê mướn được lao động, nhất là để làm các khâu vận chuyển, phơi lúa sau thu hoạch. Thời gian qua, sự ra đời của lò sấy đã giúp nông dân khắc phục được nhược điểm phơi lúa nhờ… trời. Tuy nhiên, theo ông Chính, ở các lò sấy, người ta phải cào lúa thành đống, xúc vô bao, công việc rất vất vả và mất nhiều thời gian. Đi sấy lúa, nông dân thường xuyên chịu cảnh “thở không ra hơi” vì phải chở lúa một đoạn đường dài và xúc lúa nhiều lần. Ngoài ra, do không có điều kiện đầu tư xây dựng lò sấy riêng, nên nhiều nông dân phải phơi lúa tại sân nhà. Vào mỗi đợt thu hoạch, hầu hết các hộ sử dụng lao động nhà là chính. Tuy nhiên lúa nhiều, một hai người không thể phơi xuể, còn để lâu ngày, hạt lúa kém chất lượng, bán không được giá. Cực nhất là thu hoạch vào mùa mưa, nếu trời chuyển mưa nhiều lần trong ngày, nông dân phải vác lúa ra sân phơi rồi lại xúc vô. Nhà nào ít lao động thì không thể nào kham nổi.
Sáng chế máy xúc
Xuất thân từ nông dân, hơn ai hết ông Chính đã trải qua những nỗi cực khổ của người làm ruộng. Do đó, sau thời gian tìm tòi, học hỏi, năm 2010 ông Chính đã sáng chế thành công máy xúc lúa, công suất gấp nhiều lần so với lao động chân tay.
Theo ông Chính, máy xúc lúa do ông tự sáng chế có kỹ thuật rất đơn giản, lại gọn nhẹ và chi phí thấp. Toàn bộ thân máy làm bằng sắt và được chạy bằng máy xăng “nghĩa địa” (máy cũ). Máy xúc lúa vận hành giống máy gặt đập liên hợp, tự cào hạt lúa vào guồng xoáy rồi đưa lúa lên ống chảy vào bao. Khi vận hành chỉ cần 1 người cho máy xúc lúa di chuyển từ trên sân phơi sẽ xúc hết lúa vào bao. Máy cũng xúc lúa tốt khi người dân phơi lúa trên sân đất, sân xi măng, kể cả phơi lúa trên lưới. Đặc biệt, công suất của máy khá cao, trong 1 giờ có thể xúc được 100 bao lúa, tương đương 5 tấn lúa (50 kg/bao). Trong khi đó, để xúc lúa từ sân phơi vào bao với sản lượng lúa nêu trên phải cần đến 4 thanh niên làm cật lực trong suốt 1 buổi.
Máy xúc lúa do ông sáng chế có nhiều tiện ích, ứng dụng cao, chi phí khoảng 3 triệu đồng. Máy xúc lúa hoạt động mỗi giờ tốn hơn 1 lít xăng, do đó giảm rất lớn sức lao động, nhất là tiền thuê mướn công nhân. Hiện có nhiều hộ dân ở một số tỉnh khu vực ĐBSCL đến tham qua và đặt mua máy. Ông Nguyễn Văn Vũ, Phó chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bạc Liêu, cho biết việc ông Chính chế tạo thành công máy xúc lúa đã giúp cho nông dân giảm bớt phần nào sức lao động, cũng như đẩy nhanh năng suất, giảm thất thoát sau thu hoạch. Đặc biệt, trong điều kiện kinh tế hiện nay, lực lượng lao động thủ công rất khó thuê mướn và giá thuê nhân công đang tăng cao.
Ông Chính chia sẻ ông đang nghiên cứu để sáng chế thêm máy xúc lúa để phục vụ tốt cho việc trồng lúa của mình; cũng như giúp bà con nông dân giảm bớt một phần cực nhọc trong sản xuất.
Báo Thanh niên
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã