Học tập đạo đức HCM

Nuôi heo không tắm - Hướng chăn nuôi mới

Thứ bảy - 09/03/2013 08:17
“Nuôi heo không tắm” - cách gọi nôm na này đang lan truyền nhanh trong người dân Hậu Giang. Đây là mô hình nuôi thí điểm đầu tiên, với những phát hiện khá thú vị khi tận dụng các nguồn phụ phẩm ở ĐBSCL, hứa hẹn mở ra hướng chăn nuôi hiệu quả ở ĐBSCL.
  • Heo “đi đệm” lớn nhanh hơn trên nền xi măng!

“Trước Tết Nguyên đán, nhân chuyến làm việc với tỉnh Bạc Liêu, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã quyết định ghé thăm mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học tại Trung tâm giống. Sau khi tham quan, Phó Thủ tướng tỏ ra hài lòng và rất quan tâm, yêu cầu tiếp tục lấy số liệu chính xác để báo cáo vào dịp tổng kết tháng 10-2013 tại phía Bắc” - ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở NN-PTNT Hậu Giang cho biết.
 

Tham quan mô hình nuôi heo không tắm ở Hậu Giang.

Thật ra, mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học đã phát triển khá nhanh ở Hà Nam. Trong một lần giao ban trực tiếp ngành nông nghiệp, khi nghe nói đến mô hình này, ông Nguyễn Văn Đồng đã bị cuốn hút và tổ chức đoàn ra tận Hà Nam trực tiếp tham quan. Đây là mô hình nuôi heo áp dụng công nghệ lên men từ quần thể các vi sinh vật sống để xử lý chất thải của vật nuôi, làm cho môi trường thông thoáng, giúp đàn heo ăn nhiều, lớn nhanh… Tháng 8-2012, mô hình này được Trung tâm Giống nông nghiệp Hậu Giang triển khai nuôi tại trung tâm. Mô hình được xây dựng rất “tiết kệm”, gần gũi với điều kiện của nông dân để sau này có thể nhân rộng. Cụ thể, trên diện tích xây dựng 20m² vách tường và khung sắt, mái lợp lá, 4/5 diện tích chuồng là nền đất cát và 1/5 được xây xi măng để làm máng ăn và nơi heo nằm những khi trời nóng (diện tích này phù hợp nuôi khoảng 10 con heo). Số tiền đầu tư cho mô hình khoảng 13 - 14 triệu đồng, bằng hoặc thấp hơn so với cách nuôi truyền thống. Quy trình thú y, thức ăn nuôi heo trên đệm lót sinh học vẫn như các trang trại bình thường. Cái khác biệt của nó chính ở chỗ “đệm lót”: gồm men Balasa, cộng với trấu, mạt cưa, cám mịn… Tấm đệm lót này là “bửu bối” để heo không tắm và khử mùi hôi của phân heo thải ra tại chuồng! Kết quả là mô hình này đã thành công.

Theo thạc sĩ Lư Xuân Hội, Giám đốc Trung tâm Giống nông nghiệp Hậu Giang, các chỉ số thu thập được cho thấy chỉ số nuôi heo theo mô hình đệm lót sinh học chiếm ưu thế hơn nuôi heo bằng phương thức thông thường. Cụ thể, tỷ lệ tăng trọng bình quân mô hình nuôi heo đệm lót sinh học là 0,87 kg/ngày, thức ăn là 2,98; còn nuôi bình thường tăng trọng là 0,73kg/ngày, thức ăn đến 3,37… Giá thành của heo nuôi mô hình đệm lót chỉ 31.186 đồng/kg, nuôi thông thường đến 35.878 đồng/kg. Thắng lợi của mô hình này là “di chuyển” mô hình nuôi heo ở phía Bắc khác biệt về thời tiết vào phía Nam.

  • Cái khó ló cái khôn

Cái khó là không biết “săn tìm” đâu ra mạt cưa để làm “nệm lót” cho heo nằm. Thạc sĩ Lư Xuân Hội, Giám đốc Trung tâm Giống nông nghiệp, tìm kế sách thay thế bằng mụn dừa ở Bến Tre hoặc bã mía; trong đó chọn bã mía làm đệm lót là khả thi nhất. Vì bã mía là nguồn nguyên liệu dồi dào và rất gần gũi với nông dân Hậu Giang (nơi có khoảng 15.000ha mía và 3 nhà máy đường hoạt động). 

“Thực ra lúc đầu chúng tôi cũng lo lắng nhưng đến nay đã yên tâm, vì quy trình này vẫn xử lý khử mùi từ chuồng trại tốt” - thạc sĩ Lê Kim Ngọc, Phó Giám đốc Trung tâm Giống nông nghiệp Hậu Giang, nhận định về đàn heo đang nuôi trong mô hình lớn nhanh sau hơn 2 tháng thả nuôi. Theo thạc sĩ Ngọc, hiện chỉ cần 1 người để chăm sóc đàn heo 8 con nuôi trên diện tích 20m2. Ngoài việc cho heo ăn, cứ 1 - 2 ngày, họ dùng cào đảo xới bã mía để làm mới lại đệm lót. 

“Heo vận động nhiều hơn trong mô hình này - nhất là ủi vào bã mía (đây là tập tính của chúng). Lúc đầu chúng tôi nghĩ sẽ chậm lớn nhưng heo vẫn tăng trưởng bình thường. Cộng hưởng với men sinh học có thể tác động kích thích tiêu hóa của đàn heo” - thạc sĩ Lư Xuân Hội cho biết thêm. Theo phân tích, bã mía phân hủy nhanh hơn mạt cưa, nhưng nếu tính trên giá thành thì bã mía (1 tấn là 40.000 đồng, mô hình 20m2 chỉ cần 4 tấn bã mía) vẫn ngang hoặc thấp hơn mạt cưa! Song, cái lợi của nó là phần bã mía sau khi sử dụng làm đệm lót cho heo sẽ là mùn bã hữu cơ vi sinh vật có ích, làm phân bón cho cây trồng rất tốt. 

Ngành nông nghiệp Hậu Giang đang hoàn thiện quy trình nuôi heo này để nhân rộng ra các xã đang xây dựng nông thôn mới theo chỉ đạo của tỉnh. 

CAO PHONG
theo sggp

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập366
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại864,090
  • Tổng lượt truy cập92,037,819
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây