Học tập đạo đức HCM

Nuôi sò huyết xen canh trong vuông tôm

Thứ bảy - 14/03/2015 07:54
Những ngày qua, người nuôi sò huyết ở Cà Mau rất phấn khởi bởi giá sò thương phẩm đang ổn định ở mức từ 60.000 - 100.000 đồng/kg…

 

Nuôi sò huyết xen canh trong vuông tôm - ảnh 1
Thương lái thu mua sò huyết ở Đông Thới - Ảnh: Hằng Ni
Làm chơi ăn thiệt
Từ năm 2006, người dân địa phương tình cờ phát hiện dưới dòng nước đặc quánh phù sa của kinh Xáng Đông Hưng (xã Đông Thới, H.Cái Nước) có nhiều sò huyết tự nhiên, nhất là thời điểm trước và sau Tết Nguyên đán. Sò lớn được bà con thu hoạch bán cho thương lái, sò nhỏ được vài hộ dân thu gom rồi thả vô vuông tôm. Việc sò tự nhiên nuôi xen canh trong vuông tôm sú lớn rất nhanh đã mở ra cơ hội mới cho người dân Đông Thới. Nhiều hộ dân bắt đầu thả sò giống nuôi thử rồi dần dà phát triển sang xã Trần Thới lân cận...
Gia đình ông Nguyễn Văn Tám, ở đầu kinh Thầy Tư, là một trong những hộ đầu tiên nuôi sò huyết thành công ở xã Đông Thới. Chỉ có 6 công đất vuông tôm quảng canh nhưng sau gần 7 năm nuôi sò huyết, gia đình ông Tám từ chỗ chỉ đủ ăn giờ đã sang, cố thêm được trên 9 công đất để nuôi tôm và sò huyết, trở thành hộ giàu của địa phương. Hiện gia đình ông Tám đang chuẩn bị khởi công xây dựng căn nhà mới. Ông Tám cho biết: “Nuôi sò huyết không bao giờ bị lỗ, tệ lắm cũng “một vốn bốn lời”. Con tôm có thất thì cũng còn con sò gỡ lại”.
Ông Nguyễn Văn La, cán bộ khuyến nông - khuyến ngư xã Đông Thới, cho biết toàn xã hiện có trên 2.000 ha nuôi sò huyết xen canh với các loài thủy sản khác, không ít hộ chuyên canh nuôi sò mật độ cao (khoảng 50 con/m2), tập trung nhiều ở 2 ấp Kinh Lớn và Khánh Tư. Theo Phòng NN-PTNT H.Cái Nước, đến nay, sò huyết nuôi xen canh với tôm, cua trong vuông đã trở nên phổ biến ở xã Đông Thới và Trần Thới với tổng diện tích trên 6.600 ha.
Hỗ trợ nông dân
Thời gian qua, ngành chức năng H.Cái Nước tổ chức nhiều lớp tập huấn giúp bà con nắm được kỹ thuật nuôi, giảm rủi ro, tăng hiệu quả. Cuối năm 2012 và đầu năm 2013, chính quyền xã Đông Thới cũng thành lập được 2 tổ hợp tác nuôi sò huyết thương phẩm ở ấp Khánh Tư lấy tên là Như Ý và tổ hợp tác nuôi sò huyết ở ấp Kinh Lớn, lấy tên là Nhà Thính B với trên 30 tổ viên tham gia nuôi sò mật độ cao, diện tích hơn 25 ha.
Theo ông Danh Văn Đô, Tổ trưởng Tổ hợp tác Như Ý, dù chưa chiết tính được cụ thể năng suất nhưng theo nhẩm tính kiểu nhà nông của ông, bình quân thả 1 kg sò giống sau khi nuôi từ 6 - 12 tháng sẽ thu hoạch được từ 8 - 10 kg sò huyết thương phẩm. “Nếu nuôi mật độ vừa phải thì 1 ha thả được khoảng 200 kg sò giống (loại sò tiêu từ 1.000 - 2.000 con/kg). Sau 12 tháng sẽ thu hoạch, giá bán từ 60.000 - 100.000/kg, mỗi ha nuôi sò sau khi trừ chi phí (khoảng 50.000 đồng/kg sò giống), người nuôi sò còn lời không dưới 100 triệu đồng. Đó là chưa tính nguồn thu từ con tôm, con cua, con cá”, ông Đô tiết lộ.
Theo Phòng NN-PTNT H.Cái Nước, hiện người nuôi sò huyết tại địa phương phụ thuộc vào nguồn giống thu gom từ các hộ khai thác tự nhiên trên dòng kinh xáng Đông Hưng nên rất hạn chế vì phụ thuộc thời vụ. Tuy nhiên, nuôi sò huyết xen canh là một trong những mô hình nuôi hiệu quả vì vốn đầu tư ít, không tốn tiền mua thức ăn cho sò và không tốn công chăm sóc. Ông Nguyễn Thanh Giảng, Trưởng phòng NN-PTNT H.Cái Nước, khuyến cáo: “Để nuôi sò đạt hiệu quả như mong muốn, bà con nên thả sò giống vào những tháng có độ mặn cao, phù hợp nhất là thời điểm sau Tết Nguyên đán và nên thường xuyên tháo nước ra vào trong vuông tôm để có thêm phù sa, vì sò là loài ăn lọc”.
 
Hằng Ni
Theo thanhnien.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập399
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm396
  • Hôm nay54,726
  • Tháng hiện tại193,924
  • Tổng lượt truy cập88,872,258
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây