Học tập đạo đức HCM

Nuôi trồng thủy sản: Sự lên ngôi của công nghệ tự động

Thứ ba - 07/03/2017 03:13
Từ những thiết bị giám sát trên không tới dưới nước, những công nghệ tự động tân tiến đang tạo ra diện mạo mới cho ngành nuôi trồng thủy sản; bởi chúng có thể giám sát mọi hoạt động của trại nuôi thuận lợi và dễ dàng ở khắp nơi trên thế giới.

Tại Ontario, Canada, hãng Deep Trekker Inc đang hiện đại hóa mọi quy trình nuôi cá tại trang trại bằng thiết bị di động có thể giám sát môi trường sâu dưới mặt nước. Sản phẩm mới nhất của hãng này là DTX2 ROV - một thiết bị điều khiển tự động từ xa mọi hoạt động dưới mặt nước. Thiết bị nhỏ gọn, chạy bằng pin, có thể cầm tay và đã được nhiều công ty nuôi trồng thủy sản quốc tế sử dụng rộng rãi. Amanda Coulas, Giám đốc Marketing tại Deep Trekker cho biết, thiết bị này có kích cỡ bằng một quả bóng rổ, tích hợp camera bên trong và kết nối với thiết bị điều khiển cầm tay. ROVs của Deep Trekker sẽ khiến các công đoạn quản lý trại nuôi cá trở nên đơn giản hơn. Người nuôi cá có thể hoàn tất khâu kiểm tra giám sát bất cứ thời gian nào chỉ bằng một công cụ gọn nhẹ và thao tác đơn giản. Trong thời gian 30 giây, họ sẽ nắm được các thông số quan trọng như sức khỏe của cá, thói quen ăn…

Kana Upton, nhà sinh vật học tại trại nuôi thủy sản Aqua-Cage ở Parry Soung, cũng là khách hàng của Deep Trekker cho biết, thiết bị ROVs đã mở ra cả một thế giới mới. Với hệ thống mỏ neo được cố định ở độ sâu trên 300 feet, thiết bị ROVs có thể tiếp cận và giám sát những khu vực mà thợ lặn không tới được và quan trọng nhất là cung cấp những thông tin giá trị cho nhóm nghiên cứu thủy sản của công ty. Quá trình cá tiêu thụ thức ăn cũng được thiết bị này truyền trực tiếp.

Upton cho biết: Bạn có thể kiểm tra hầu hết các lồng nuôi cá trong cùng một ngày và những dữ liệu liên quan đến sức khỏe của cá luôn được đặt lên hàng đầu. Sự giám sát chi tiết đến mức, người chủ trang trại có thể kiểm tra mọi ngóc ngách từ đáy lồng nuôi cho đến từng mắt lưới của lồng để đảm bảo cá không bị thất thoát, tạo ra lợi ích rất lớn với cả người nuôi cá và môi trường. Chi phí 3.800 USD cho một lần đầu tư thiết bị trên, thế nhưng thiết bị lại giúp doanh nghiệp có thể tiết kiệm những chi phí lớn suốt cả quá trình kinh doanh.

Tại châu Á và các nước Nam Mỹ, máy cho ăn tự động đã giúp người nông dân giảm chi phí sản xuất, cải thiện sức khỏe vật nuôi và hệ số chuyển hóa thức ăn và thậm chí giảm chi phí lao động cho người nuôi tôm. Tại Mỹ Latinh, cho tôm ăn bằng máy tự động là một xu hướng tân tiến - Maximo Quispe Chau, Giám đốc hỗ trợ kỹ thuật tại Công ty Vitapro cho biết. Đầu tư những loại máy này có thể giảm 20 - 40% chi phí sản xuất trong một chu kỳ nuôi tôm. Theo ước tính của Vitapro, 40% người nuôi tôm tại Mỹ Latinh đang có kế hoạch sử dụng máy cho ăn tự động trong thời gian tới. Hãng này cũng đang sử dụng công nghệ hiệu quả trong sản xuất thức ăn có thể làm thấp tỷ lệ thất thoát chất dinh dưỡng ra môi trường, từ đó đảm bảo thời gian thức ăn ở trong nước lâu hơn, cho tới khi chúng được tôm cá tiêu thụ hết.

Tại Na Uy, các nhà khoa học tại SINTEF Ocean, tổ chức nghiên cứu độc lập lớn nhất Scandinavia đang ngày đêm nghiên cứu công nghệ thông minh có khả năng điều khiển và giám sát mọi hoạt động của trang trại từ xa tương tự như thiết bị ROVs. Thông qua dự án ARTIFEX, những thiết bị USV và RPAS đã ra đời và đang chạy thử nghiệm, đây là những công nghệ điều khiển từ xa mọi hoạt động tại trại nuôi cá biển.

Mặc dù, các thiết bị tự động không thể đảm đương hết toàn bộ hoạt động của ngành nuôi trồng thủy sản trên thế giới, nhưng nó lại mở ra một ngành công nghiệp thủy sản dám vứt bỏ những phương thức sản xuất truyền thống lỗi thời và thay thế hoàn toàn bằng thiết bị máy móc hiện đại. Những thiết bị này sẽ cải thiện phúc lợi động vật, chế biến thức ăn và chuyển hóa năng lượng.  

Theo Tạp chí Thủy sản Việt Nam

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập220
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại198,780
  • Tổng lượt truy cập92,576,444
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây