Học tập đạo đức HCM

'Phép màu' công nghệ cao

Thứ hai - 04/01/2016 04:43
Một thời đất như ngủ yên, bỗng trùng điệp nông trại mọc lên tạo ra những hàng hóa khác biệt. Nguồn hàng ấy lớn lên cùng ý tưởng khởi nghiệp từ nông nghiệp.
Phép màu công nghệ cao
Giống củ cải trắng Hàn Quốc

Lên cao nguyên trồng chuối quý

Chuối Laba chín vàng ươm, dẻo thơm, ngọt lịm, một trong những đặc sản trứ danh của thành phố du lịch nổi tiếng Đà Lạt.

Tìm về gốc gác vùng chuối Laba, xã Phú Sơn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng, nghe dân bản địa kể lại: Dạo đầu thế kỷ trước cây chuối Laba do người Pháp đưa từ đảo Java – Indonesia về đất này và trở nên tươi tốt nhờ khí hậu mát mẻ quanh năm.

Đất đỏ, đồi cao, nguồn nước tự nhiên trong lành, nhiều vườn chuối phát lên xanh mượt. Thế nhưng đôi khi cánh cửa thị trường khắc nghiệt với chuối Laba, bởi bó hẹp quanh nhu cầu nội tiêu. Có lúc chuối rớt giá bèo, mỗi ký lô còn ba, bốn ngàn đồng làm cho nông dân nản lòng, vườn chuối ở Phú Sơn teo tóp dần.

Cán bộ ngành khoa học công nghệ tỉnh Lâm Đồng đã nhận ra điều này, vào cuộc phục tráng giống bằng phương pháp cấy mô (Invitro) cùng hỗ trợ nông dân cây giống, nhưng diện tích vườn chuối phục hồi chưa được nhiều.

19-37-41_ong-tm-dung-ben-trng-tri-chuoi-lb-o-di-linh-lm-dong-nh-hd
Ông Tâm đứng bên trang trại chuối Laba ở Di Linh (Lâm Đồng)

Có ý kiến bàn rằng, giống chuối Laba chỉ quanh quẩn lưng chừng đất Phú Sơn, Lâm Hà mới tươi tốt. Trồng trên đất đồi cao quá hoặc xuống thấp hơn thì không còn là Laba. Vậy thì làm sao phát triển giống chuối ngon nức tiếng này

Ông Nguyễn Đắc Tâm, một doanh nhân ở TP Đà Lạt quyết tâm bắt tay cùng với hai người bạn thân đồng giải bài toán trên bằng sự kết hợp “vốn - khoa học công nghệ - kỹ thuật sản xuất và quản lý trang trại”.

Dấu ấn công nghệ cao

Vùng đất đỏ cao nguyên Di Linh, cao trung bình 1.000 m so với mặt biển và cùng với Lâm Viên là hai cao nguyên lớn của tỉnh Lâm Đồng.

Từ lâu Di Linh là thủ phủ của cây chè và cà phê. Đất nào cây ấy, nên ai dám nghĩ tới chuyện đưa cây chuối Laba lên đây. Thế mà vào năm 2013, tại thôn 8, xã Gia Hiệp, huyện Di Linh, trang trại Điền Công Tâm hình thành trên một quả đồi rộng 50 ha để trồng chuối.

Ông Tâm tự tin đầu tư hàng chục tỉ đồng cùng “chuyên gia” chính là hai người bạn Công và Điền am hiểu khá tường tận về ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp.

Quả thật chỉ sau hai năm trang trại thật sự đơm hoa kết trái. Điền Công Tâm thành công, là một trong những trang trại chuyên canh chuối Laba qui mô nhất nhì ở Lâm Đồng, với 30 ha sản xuất khép kín từ ươm cây giống đến trồng chuối thương phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP và phân vùng 20 ha trồng khoai lang Nhật.

Ông Công (Nguyễn Văn Công) phụ trách khâu kỹ thuật trang trại, dẫn giải: Giống chính là yếu tố tiên quyết, nhờ phối hợp với Viện Sinh học Tây Nguyên đảm bảo về nguồn gốc, chất lượng cho chuối Laba. Còn phần ông Điền (Trần Phú Điền) lo quản lý nông trại, trồng đúng kỹ thuật, chăm sóc, bao trái, giữ cho trái to đều đến kỳ thu hoạch.

Bằng chứng hiển hiện giống chuối Laba về đất đồi Di Linh lớn nhanh, xanh mượt. Chuối cấy mô lớn đều, thu đồng loạt, cho năng suất bình quân đạt 40-60 kg/buồng, mỗi năm thu hai đợt. Mỗi tháng trang trại bán ra thị trường 200-300 tấn chuối, với mức giá ổn định 6.000 đ/kg, đem lại doanh thu khoảng 300 triệu đồng/ha/năm.

Ông Tâm ngẫm lại: Lựa chọn đầu tư vào nông nghiệp ngày nay phải nghĩ tới canh tác theo hướng an toàn bền vững, ứng dụng tối đa công nghệ kỹ thuật cao trong sản xuất, đảm bảo sản phẩm sạch thì không lo gì khâu tiêu thụ. Hiện thời cửa xuất khẩu chuối Laba sang Nhật đã mở, nhưng Điền Công Tâm không đủ cung ứng khi sức hút thị trường nội địa về các chợ đầu mối Đà Lạt, Thủ Đức - TP.HCM rất mạnh.

“Vì lẽ đó, chúng tôi không chỉ trồng bán chuối tươi, tại trang trại còn sản xuất, nhân giống cung cấp giống chuối Laba, phân bón và chuyển giao kỹ thuật cho nông dân, cùng nhau lưu giữ để phát triển giống chuối ngon đặc sản xứ mình”, ông Tâm nói.

Xu hướng nông nghiệp mới

Lợi thế về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đã tạo nên làn sóng đầu tư nông nghiệp công nghệ cao trên cao nguyên Lâm Viên, Di Linh. Không chỉ có những trang trại chuối Laba, khoai lang Nhật mà còn vô số những nông trại mới lột xác hoàn toàn.

Trên đường từ TP Đà Lạt về khu vực nuôi cá tầm nước lạnh Ngọc Mai Trang ở thôn Đạ Tro, xã Đạ Nhim, huyện Lạc Dương, tôi thích thú nghe câu chuyện làm chủ công nghệ từ khâu mua trứng, ươm nuôi cá con đến xuất bán cá thương phẩm cho các nhà hàng của trang trại.

19-37-41_trng-tri-ngoc-mi-trng-du-tu-cong-nghe-co-nuoi-c-tm-o-huyen-lc-duong-lm-dong-nh-hd
Trang trại Ngọc Mai Trang đầu tư công nghệ cao nuôi cá tầm ở huyện Lạc Dương (Lâm Đồng)

Bây giờ vận chuyển đường xa không còn nan giải khi công nghệ ướp đá làm cho cá “ngủ” giúp cho cá vẫn tươi nguyên khi tới các nhà hàng tại TP.HCM cách hơn 500 cây số.

Đến các trang trại trồng hoa quả liên doanh nước ngoài, du khách bất ngờ nhận ra củ cải trắng “khủng” giống Hàn Quốc, mỗi củ nặng hơn 1,5 kg. Sản phẩm dành cho xuất khẩu và nội địa này có giá 20.000 đ/kg.

Sang trại trồng dâu tây, chứng kiến cuộc cách mạng giống mới từ các nước Hàn Quốc, Nhật Bản và New Zealand… Dâu tây giống mới được trồng trên giá thể, trong nhà màng, kiểm soát nhiệt độ, ẩm độ phù hợp.

19-37-41_trong-du-ty-cong-nghe-co-giong-ngoi-nhp-cho-gi-tri-co-nh-hd
Trồng dâu Tây công nghệ cao, giống ngoại nhập cho giá trị cao

Dâu tây tươi bán cho du khách, loại A giá 300.000 đ/kg, loại B giá 200.000 đ/kg. Đến như dâu xả loại 1-2 bán ra chợ có 50.000-100.000/kg vẫn còn hơn dâu tây giống cũ, trái nhỏ bán dạo, giá 40.000 đ/kg còn bị chê đắt.

Những mô hình mới, áp dụng công nghệ cao đang điều chỉnh nông nghiệp bước sang một hướng mới- chất lượng và an toàn.

Lâm Đồng là một trong những tỉnh dẫn đầu phát triển nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) của cả nước.Sơ kết 3 năm đầu giai đoạn 2011-2015, tổng diện tích SX NNCNC đạt hơn 39.200 ha, chiếm 15% diện tích canh tác nông nghiệp của tỉnh.

Đặc biệt tỷ trọng giá trị SX NNCNC đạt tới 30% giá trị SX ngành nông nghiệp. Năng suất, giá trị sản phẩm cây trồng, vật nuôi áp dụng CNC tăng bình quân 25-30%, giúp tăng lợi nhuận cho người SX đạt trên 30% so với doanh thu. Tỷ trọng giá trị nông sản xuất khẩu chiếm 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.
Theo Nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập247
  • Hôm nay34,000
  • Tháng hiện tại212,567
  • Tổng lượt truy cập90,275,960
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây