Học tập đạo đức HCM

Phòng trị bệnh nứt thân chảy nhựa, thối quả, thối cành cho cây ăn quả

Thứ năm - 18/08/2016 06:05
Bệnh nứt thân chảy nhựa, thối quả, thối cành thường hay xảy ra khi thời tiết có nắng mưa xen kẽ. Bệnh này do nấm Phytophthora tồn tại trong đất gây ra.


Hỏi: Thời tiết nắng nóng kéo dài rồi mưa lớn, cây ăn quả rất hay bị nứt thân, thối quả, thối lá. Xin cho biết nguyên nhân và cách phòng trị?

Trả lời: Bệnh nứt thân chảy nhựa, thối quả, thối cành thường hay xảy ra khi thời tiết có nắng mưa xen kẽ. Bệnh này do nấm Phytophthora tồn tại trong đất gây ra. Nấm không chỉ làm thối hỏng cành, quả mà còn làm thối rễ, chết cả cây con nhất là sau mưa lũ. Đây là một bệnh nghiêm trọng gây hại nhiều loại cây ăn quả như: Hồng xiêm, na, cam, quýt, nhãn, vải, xoài…

Muốn phòng trị tốt bệnh này cần áp dụng các biện pháp tổng hợp sau:

- Thực hiện tốt các biện pháp canh tác:

+ Bố trí mật độ vừa phải khi trồng cây ăn quả, tránh để tán cây giao nhau sau này.

+ Trước mùa mưa cần thực hiện đốn tỉa cành nhất là các cành sát mặt đất. Nên để cành gần đất nhất cũng phải tầm 50cm. Dùng nước vôi như nước sơn tường để sơn lên phần thân phía gốc (khoảng 50cm).

+ Tránh gây tổn thương cho rễ cây sau mưa lũ. Cần thoát nước tốt cho vườn cây ăn quả sau mưa lớn, tránh để ứ đọng nước.

+ Những đợt nắng nóng kéo dài nhà vườn cần tưới nước giữ ẩm cho đất thậm chí là tưới phun mưa cho cây. Tránh để cây bị khô hạn kéo dài sẽ dễ nhiễm bệnh sau mưa.

+ Bón phân cân đối: Vườn cây ăn quả nên ưu tiên sử dụng phân hữu cơ hoai mục hoặc phân hữu cơ vi sinh trộn cùng các chế phẩm nấm có ích (nấm đối kháng, nấm cộng sinh) để cung cấp vào vùng rễ cây giúp bộ rễ khỏe mạnh và giảm thiểu nấm bệnh phát sinh gây hại. Bón phân hóa học cần tránh để cây thừa đạm. Ưu tiên bón K, Ca và các dinh dưỡng vi lượng trong mùa mưa và giai đoạn cây mang quả. Khi bón phân nên chia thành nhiều lần để bón.

- Biện pháp hóa học: Theo dõi diễn biến thời tiết, điều tra tình hình dịch bệnh trên vườn để có hướng khắc phục kịp thời. Có thể dùng một trong những loại thuốc trừ nấm sau đây để phun: Aliette 80WP, Anvil5SC, Benomyl 50WP, TilSuper 300EC, Ridomil, Monceren hoặc Vicacben... phun hai lần cách nhau 5 - 7 ngày. Liều lượng và nồng độ theo hướng dẫn trên bao bì. Phun kỹ trên tán và xung quanh gốc, có thể hỗn hợp 60g Ridomil MZ 72WP + 10cc Score 250EC pha với 18 - 20 lít nước để phun. Các cây có triệu chứng vàng lá chết dần cần hòa thuốc tưới đẫm vùng rễ cây.

Theo Đông Đức/nongnghiep.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập91
  • Hôm nay24,030
  • Tháng hiện tại70,265
  • Tổng lượt truy cập92,447,929
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây