Học tập đạo đức HCM

Robot trong nông trại

Thứ sáu - 18/04/2014 09:07
Các giáo sư tại Đại học Sydney (Australia) đang phát triển các robot có khả năng cảm nhận, phân tích và phản ứng với môi trường nông nghiệp, nhằm tự động hóa nhiều khâu trong canh tác.
 
Các robot nông trại bay đang thực hiện việc chăm sóc cây trồng

Giáo sư Sukkarieh đang dẫn đầu thực hiện một chương trình tự động hóa nông trại theo 3 giai đoạn. 

Giai đoạn đầu tiên sử dụng robot để đọc và hiểu môi trường xung quanh. Chúng có thể di chuyển qua một vườn cây ăn quả, thu thập dữ liệu thổ nhưỡng. Thông qua việc lấy và phân tích đất, nước và các mẫu khác, sau đó tính toán để quyết định về quy trình chăm sóc nhằm cải thiện năng suất chất lượng của trang trại.

Giai đoạn thứ hai, nhóm nghiên cứu sẽ đưa máy công cụ vào vườn, tăng từng loại phân bón và thuốc trừ sâu, tưới nước, quét dọn và cắt tỉa cành.

Giai đoạn thứ ba phức tạp nhất, sẽ ứng dụng các thiết bị để thu hoạch. Ở đây, các thiết bị sẽ nhận đúng số quả chín, hoa tới kỳ thu hoạch, chính xác khoảng 80%.

Các robot và thiết bị bay không người lái được nghiên cứu và sáng chế ở Đại học Sydney đã hoàn tất một số thử nghiệm trên thực địa tại nông trại ở Mildura, bang Victoria. “Chúng tôi đã lắp đặt vào robot nhiều thiết bị cảm ứng, radar, bao gồm các bộ cảm ứng GPS và cảm ứng nhiệt”, theo lời Giáo sư Sukkarieh.

Các cảm biến tinh vi là linh hồn của việc thu thập dữ liệu, đánh giá thực trạng cây trồng. Nó còn có 16 thiết bị cảm nhận màu sắc, có thể nhận ra 12 cấp độ màu khác nhau, giúp nó phân biệt hoa quả chín và chưa chín (mắt người chỉ phân biệt được khoảng 4 cấp độ màu khác nhau). Sự phân biệt cấp độ màu của mầm, lá cây, hoa và quả cũng giúp robot định lượng mước tưới cây và dùng tùy loại phân bón.

Các loại robot “Mantis” (Bọ ngựa) và “Shrimp” (Tôm) đã được thử nghiệm để thực hiện những nhiệm vụ đơn giản cắt giảm chi phí, nhắm tới một nền sản xuất nông nghiệp với hiệu quả kinh tế cao hơn. Robot Mantis có bánh xe và chiều cao ngang tầm một người trưởng thành.

Trần Mạnh (theo: phys.org, reuters)

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập203
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm197
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại188,513
  • Tổng lượt truy cập90,251,906
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây