Học tập đạo đức HCM

Rơm rạ ủ bằng chế phẩm Bio-Plant: Phân bón hiệu quả

Thứ năm - 13/06/2013 20:14
Hiện tượng đốt rơm rạ sau mỗi vụ gặt xảy ra ở hầu hết các vùng trồng lúa trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và nhiều địa phương khác, gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người. Để khắc phục tình trạng này, UBND huyện Gia Bình đã chỉ đạo Trạm Khuyến nông phối hợp với Hội Nông dân huyện hướng dẫn bà con dùng chế phẩm Bio-Plant ủ rơm rạ để làm phân bón cho cây trồng.

Qua kiểm tra, đánh giá của cán bộ kỹ thuật cùng các hộ tham gia mô hình ở các xã Đông Cứu, Thái Bảo, Vạn Ninh, thị trấn Gia Bình, Đại Bái, Quỳnh Phú, Nhân Thắng, tất cả đống rơm ủ đều đạt độ hoai mục, có thể dùng làm phân bón cho lúa và hoa màu. Thực tế thấy, trên diện tích lúa và cây màu được bón loại phân này, đất khá tơi xốp, tăng độ phì, giúp cây trồng nhanh ra rễ, hạn chế sâu bệnh, làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. 

Đặc biệt là trên cây lúa cấy vụ xuân, nhờ được bón bằng phân từ ủ rơm rạ mà độ xanh của lá đòng bền hơn, tỷ lệ gié cấp 2, cấp 3 cao hơn, hạt thóc sáng hơn, năng suất ước tăng 3-5%. 

Dùng phân ủ từ rơm rạ bón cho các loại cây màu cũng cho kết quả tích cực. Cụ thể là trên cây khoai sọ với diện tích 480m² tại xã Vạn Ninh, cây cao hơn 15-20cm, khoẻ mạnh, không bị sâu bệnh gây hại (nhất là bệnh gỉ sắt, thán thư). Với dưa chuột, kết quả thu được trên diện tích 720m² trồng thử nghiệm tại xã Quỳnh Phú cũng cho thấy cây sinh trưởng, phát triển tốt, cất ngọn ra hoa sớm hơn 3-5 ngày, tỷ lệ đậu quả cao, ít nhiễm sâu bệnh, quả thẳng đều. Còn trên cây bí xanh với diện tích 420m² tại hai xã Nhân Thắng, Quỳnh Phú thì nhờ được bón phân ủ rơm rạ, cây cũng ra hoa sớm hơn 3-5 ngày, tỷ lệ đậu quả cao, không bị bệnh phấn trắng trên lá, góp phần giảm số lần sử dụng thuốc trừ sâu so với ruộng đối chứng.

Từ hiệu quả của mô hình, thời gian tới, các cấp, ngành trên địa bàn cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để người dân nhận thức được tầm quan trọng của việc thu gom, xử lý rơm, rạ sau thu hoạch làm phân ủ hữu cơ vi sinh, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Về lâu dài, UBND tỉnh Bắc Ninh cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ nông dân xử lý rơm, rạ bằng chế phẩm sinh học để làm phân hữu cơ bón cho cây trồng; đầu tư kinh phí cho công tác đào tạo, tập huấn, hướng dẫn quy trình xử lý rơm, rạ làm phân bón hữu cơ…

Công Cường
(kinhtenongthon.com.vn)

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập497
  • Hôm nay54,726
  • Tháng hiện tại188,609
  • Tổng lượt truy cập88,866,943
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây