Điển hình như tại huyện Củ Chi, nơi có số lượng đàn bò đứng thứ 2 của cả nước, trước đây ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gây ra luôn là thách thức với địa phương. Nhưng vài năm trở lại đây, nhờ thực hiện tốt công tác tuyên truyền, hỗ trợ người chăn nuôi nên người dân đã có ý thức bảo vệ môi trường trong sản xuất. Nhiều nông dân đã đầu tư xây dựng các bể chứa thu gom chất thải chăn nuôi, chủ động làm vệ sinh chuồng trại thông thoáng, sạch sẽ, cách biệt với nhà ở.
Anh Nguyễn Văn Điện (xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi) cho biết, trước đây bà con chỉ biết nuôi theo cách truyền thống, không biết chăm lo bảo vệ môi trường nên dễ gây mùi hôi. Hiện nay người dân đã ý thức hơn trong việc giữ vệ sinh môi trường. Nhiều người cũng đã tự bỏ tiền ra xây dựng hầm biogas để thu gom chất thải, hạn chế mùi hôi tỏa ra xung quanh.
Tại 2 huyện Hóc Môn, Bình Chánh (nơi có nhiều hộ nuôi bò sữa – PV), người chăn nuôi cũng đang tích cực tham gia bảo vệ môi trường bằng cách xây dựng các hầm chứa, hầm biogas để thu gom chất thải. Theo thống kê của Sở TNMT TP.HCM, tại 3 huyện Củ Chi, Hóc Môn và Bình Chánh có khoảng 3.455/20.636 hộ nuôi bò xây dựng hầm biogas để xử lý chất thải chăn nuôi, chiếm tỷ lệ 16,7%.
Với các hộ trồng rau tại thành phố, các cơ quan chức năng cũng được thường xuyên tổ chức tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật để sản xuất rau an toàn. Hiện đã có hàng trăm hộ dân tại các xã Tân Quy Tây, Tân Nhựt (Bình Chánh) được hỗ trợ xây dựng nhà lưới, giếng nước, hố ủ phân vi sinh…
“Hàng tháng cán bộ khuyến nông đều xuống tập huấn cho chúng tôi để sản xuất rau theo hướng an toàn. Nội dung các lớp tập huấn tập trung vào các vấn đề như hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, bón phân, xử lý bệnh tật trên cây trồng, cách sản xuất thân thiện với môi trường theo hướng an toàn sinh học… Nhờ vậy người trồng rau có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường” - bà Trần Ngọc Điềm, nông dân trồng rau tại xã Xuân Thới Thượng (Hóc Môn) cho biết.
Theo Hội Nông dân thành phố, trong 6 tháng đầu năm 2014, các đơn vị tổ chức 3 lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi bò sữa sinh sản thân thiện với môi trường, thu hút gần 300 hộ chăn nuôi bò sữa tham dự.
Bên cạnh đó, Hội phối hợp các đơn vị tổ chức hàng trăm lớp tập huấn về kỹ thuật phòng bệnh cho gia súc, gia cầm, các lớp về sử dụng thuốc an toàn, kỹ thuật sản xuất rau an toàn…Trong thời gian tới công tác này sẽ được Hội phối hợp với các đơn vị tiếp tục đẩy mạnh thực hiện.
Hữu Ký
Nguồn danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;