Học tập đạo đức HCM

Sản xuất tinh bột từ cellulose

Thứ sáu - 19/04/2013 08:32
Các nhà khoa học đã biến đổi thành công cellulose thành tinh bột, đây là một bước tiến mở ra triển vọng tạo ra các thực phẩm từ các loài cây vốn không phải là cây lương thực.

Một nhóm các nhà nghiên cứu của Viện Công nghệ Virginia đã thành công trong việc biến đổi cellulose thành tinh bột, một quá trình có tiềm năng cung cấp nguồn dinh dưỡng chưa từng được khai thác từ các loài thực vật vốn không được cho là thuộc loại cây lương thực.

Y.H. Percival Zhang, một phó giáo sư về các hệ thống sinh học nghiên cứu tại trường Cao đẳng Khoa học sự sống và Nông nghiệp và trường Cao đẳng Kỹ thuật, đứng đầu nhóm nghiên cứu trong dự án có thể giúp cung cấp lương thực cho dân số toàn cầu đang phát triển được ước tính sẽ tăng lên 9 tỷ người vào năm 2050. Tinh bột là một trong những thành phần quan trọng nhất trong chế độ ăn của con người và cung cấp khoảng 20 - 40% lượng calo đưa vào cơ thể chúng ta hàng ngày.

Nghiên cứu được công bố tuần này trong phiên bản đầu của Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia.

Cellulose là phụ chất trong thành tế bào thực vật và là loại carbohydrate phổ biến nhất trên trái đất. Sự phát triển mới này mở ra cơ hội tiềm năng rằng thực phẩm có thể được tạo ra từ bất kỳ loại thực vật nào, giảm áp lực cho các cây trồng cần phải canh tác trên đất màu mỡ và yêu cầu bón phân, sử dụng thuốc trừ sâu và lượng nước tưới lớn. Loại tinh bột mà nhóm nghiên cứu của Zhang đã sản xuất ra là amylose, chất này không bị phá vỡ trong quá trình tiêu hóa và hoạt động như một nguồn chất xơ hiệu quả. Nó đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ béo phì và bệnh tiểu đường.

“Bên cạnh việc phục vụ như một nguồn thực phẩm, tinh bột có thể được dùng để sản xuất các bao bì có thể phân hủy sinh học và ăn được”, Zhang cho biết. “Thậm chí nó còn có thể phục vụ như một nguồn lưu trữ hydro mật độ cao, giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến lưu trữ và phân phối hydro”.

Zhang đã sử dụng một quá trình mới lạ sử dụng các enzyme cascade để chuyển hóa cellulose thành các tinh bột amylose.

"Cellulose và tinh bột có công thức hóa học tương tự", Zhang nói. "Sự khác biệt nằm ở các liên kết hóa học của chúng. Ý tưởng của chúng tôi là sử dụng một enzyme gây phản ứng dây chuyền (enzyme cascade) để phá vỡ các liên kết trong cellulose, cho phép chúng định hình lại thành tinh bột”.

Phương pháp tiếp cận mới lấy cellulose từ các vật chất của thực vật không phải là lương thực, ví dụ như từ thân cây ngô, chuyển hóa khoảng 30% thành amylose, và thủy phân phần còn lại thành đường phù hợp để sản xuất ethanol. Thân cây ngô gồm có phần thân, lá và vỏ của bắp sau khi ngô được thu hoạch. Tuy nhiên, quá trình này áp dụng được với tất cả cellulose của bất kỳ loài thực vật nào khác.

Quá trình sinh học được gọi là “chuyển hóa sinh học enzyme và quá trình lên men của vi sinh vật” rất dễ để có thể phát triển mở rộng thành quy mô sản xuất thương mại. Quá trình này thân thiện với môi trường vì không yêu cầu các thiết bị đắt tiền, không sử dụng nhiệt cũng như các chất xúc tác hóa học, và cũng không phát sinh chất thải. Các enzyme quan trọng cố định trên các hạt nano từ tính có thể dễ dàng được tái chế khi sử dụng một lực hút từ tính.

Zhang đã thiết kế các thí nghiệm và đã hình thành khái niệm tinh bột từ cellulose. Nghiên cứu được hỗ trợ tài chính từ nhiều nguồn khác nhau.

Nguồn: Scientists Transform Cellulose Into Starch: Potential Food Source Derived f-rom Non-Food Plants

(http://www.sciencedaily.com)

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập245
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm244
  • Hôm nay22,329
  • Tháng hiện tại215,422
  • Tổng lượt truy cập92,593,086
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây