Học tập đạo đức HCM

Sử dụng Chế phẩm sinh học trong nuôi tôm

Thứ sáu - 30/03/2012 04:43
Sử dụng Chế phẩm sinh học trong qui trình nuôi thủy sản được xem là một tiến bộ khoa học-kỹ thuật, tạo ra sự an toàn về môi trường cũng như trong thực phẩm cho người tiêu dùng, nhằm giúp cho nghề nuôi tôm, cá phát triển ổn định và bền vững.
Sử dụng chế phẩm sinh học không chỉ giúp tôm nuôi khỏe mạnh, mau lớn, mà còn tạo ra những sản phẩm tôm chất lượng tốt đồng thời giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại Chế phẩm sinh học sử dụng trong quá trình nuôi tôm như: CP- plus; pH Fixer; supre VS; ... Chế phẩm sinh học có thành phần chính là các chủng vi sinh vật có ích như: Lactobacillus, Bacillus, Pseudomonas, các vi khuẩn phân giải nitrate, nitrite, cellulose, men Sacc-haromyces, các chủng nấm, hoặc của nhiều enzym… Các CPSH có thể được dùng để xử lý nước, chất thải trong ao nuôi hoặc bổ sung vào thức ăn cho vật nuôi.
          Chế phẩm sinh học có tác dụng:
          - Phân hủy các chất hữu cơ trong nước, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước, hấp thu các khí độc như NH3, H2S..., cải thiện chất lượng nước, kích thích các sinh vật có lợi khác trong ao phát triển như: sinh vật phù du, sinh vật tự nhiên có lợi, làm giảm sự gia tăng lớp bùn đáy ao; 
          - Nâng cao khả năng miễn dịch của tôm cá (do kích thích tôm cá sản sinh ra kháng thể);
          - Ức chế sự hoạt động và phát triển của vi sinh vật có hại (do các loài vi sinh vật có lợi sẽ cạnh tranh thức ăn và tranh giành vị trí bám với vi sinh vật có
hại). Trong môi trường nước, nếu vi sinh vật có lợi phát triển nhiều sẽ kìm hãm, ức chế, lấn át sự phát triển của vi sinh vật có hại, do đó sẽ hạn chế được mầm bệnh
phát triển để gây bệnh cho tôm cá.
       - Giúp ổn định độ pH của nước, gián tiếp làm tăng oxy hòa tan trong nước, làm tôm khỏe mạnh, ăn nhiều, mau lớn.
          - Các vi sinh vật có trong Chế phẩm sinh học khi đưa vào cơ thể tôm qua đường thức ăn sẽ giúp tôm tăng cường khả năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng, kích thích sự ăn mồi của tôm… làm tăng hiệu quả sử dụng thức và phòng chống các bệnh đường ruột cho tôm.
Do đó, sử dụng Chế phẩm sinh học sẽ có ý nghĩa nhiều mặt trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế cho các mô hình nuôi thủy sản như:
 - Tăng tỷ lệ sống  và tăng năng suất do tôm cá nuôi ít bị hao hụt.
- Làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn (giảm hệ số thức ăn).
- Giảm chi phí sử dụng thuốc kháng sinh và hóa chất trong việc điều trị bệnh.
- Tôm cá mau lớn, rút ngắn thời gian nuôi.
 - Giảm chi phí thay nước.
Một số lưu ý khi sử dụng Chế phẩm sinh học:
          - Sử dụng Chế phẩm sinh học phải theo hướng dẫn của nhà sản xuất bởi vì một số Chế phẩm sinh học cần có thời gian “kích hoạt” trước khi được đưa vào ao nuôi tôm. Chẳng hạn, sản phẩm phải được ngâm trong nước sạch, ở nhiệt độ nước thích hợp và trong một khoảng thời gian cụ thể… (tùy từng loại) trước khi sử dụng.
          - Không sử dụng Chế phẩm sinh học cùng với thuốc kháng sinh, hóa chất trị bệnh cho tôm vì sẽ làm chết các nhóm vi sinh vật, do đó việc sử dụng chế phẩm sinh học không có hiệu quả.
          - Với những sản phẩm trộn với thức ăn: không để thức ăn đã trộn với Chế phẩm sinh học quá lâu, bao bọc thức ăn bằng dầu trước khi cho tôm ăn sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng.
- Sử dụng đúng liều lượng/đơn vị diện tích (hoặc thể tích). Không dùng liều lượng cao hơn vừa không hiệu quả lại gây tốn kém.
- Cần theo dõi chất lượng nước và tình trạng của tôm trước khi sử dụng Chế phẩm sinh học. Nếu đã sử dụng các hóa chất như thuốc tím, BKC… tạt vào ao nuôi thì khoảng 2-3 ngày sau mới sử dụng chế phẩm sinh học.
          - Nên sử dụng các loại chế phẩm sinh học (hỗ trợ tiêu hóa), các loại men vi sinh trộn vào thức ăn cho tôm để khôi phục lại hệ men đường ruột.
          - Hầu hết chế phẩm sinh học thuộc vi khuẩn hiếu khí. Do vậy, khi sử dụng phải tăng cường hàm lượng oxy hòa tan trong nước.
          - Bảo quản chế phẩm sinh học tránh nơi có ánh sáng trực tiếp, vì sẽ làm chết các nhóm vi sinh vật có lợi trong chế phẩm sinh học
                                                                            
Hoài Thúy - Chi cục NTTS

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập309
  • Hôm nay52,796
  • Tháng hiện tại883,523
  • Tổng lượt truy cập92,057,252
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây