Học tập đạo đức HCM

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách

Thứ hai - 13/11/2017 20:57
Thời gian qua, đa số nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách, dẫn tới tồn dư trong sản phẩm, gây hại sức khỏe người tiêu dùng. Để hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây trồng, Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội tích cực phối hợp với chính quyền địa phương tập huấn cho nông dân sử dụng thuốc thảo mộc sinh học và cách dùng thuốc bảo vệ thực vật nhằm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm…
 

 

Mô hình trồng rau an toàn sẽ góp phần hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Tiết kiệm 200 tỷ đồng mỗi năm

Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, năm 2016, thành phố sử dụng 316 tấn thuốc bảo vệ thực vật với chi phí từ 2 triệu USD đến 2,2 triệu USD. Con số này chỉ bằng 0,32% so với cả nước. Lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng cho một héc ta cây trồng chỉ từ 1,67kg đến 2,1kg (trung bình toàn quốc gấp 4,8 lần đến 6 lần so với Hà Nội). Bởi vậy, mỗi năm, Hà Nội tiết kiệm khoảng 200 tỷ đồng chi phí thuốc bảo vệ thực vật.

Tuy nhiên, trong năm 2016, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tăng khoảng 10-25% so với năm 2015, tập trung ở các huyện: Đông Anh, Mê Linh, Hoài Đức… Nguyên nhân chủ yếu là số hoạt chất và tên thương phẩm thuốc bảo vệ thực vật không ngừng tăng (hiện có 1.785 hoạt chất và 4.094 tên thương phẩm) gây khó khăn cho nông dân trong lựa chọn loại thuốc bảo vệ thực vật phù hợp với cây trồng. Bên cạnh đó, các công ty kinh doanh và cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật liên tục quảng cáo với nhiều hình thức ưu đãi, như: Cho sử dụng thử, ứng sản phẩm đầu vụ - cuối vụ trả tiền… Hơn nữa, diễn biến phức tạp của sâu bệnh khiến nông dân lúng túng khi lựa chọn đúng thuốc bảo vệ thực vật, nhất là với các hộ chưa được tập huấn quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng; đồng thời, một số cán bộ tại địa phương còn hạn chế về kiến thức, nhận thức, trách nhiệm và xử lý vi phạm trong lĩnh vực sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Còn một nguyên nhân nữa không thể không nhắc đến. Theo Phó Chủ tịch UBND thị trấn Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ) Nguyễn Văn Đức, đa số cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn nằm rải rác ở thôn, xóm. Mặc dù, các cửa hàng đều có giấy đăng ký kinh doanh, nhưng kiến thức về phòng trừ dịch bệnh của chủ cơ sở còn hạn chế. Trong khi đó, hầu hết nông dân dựa vào tư vấn của người bán. Thậm chí, nhiều cơ sở chạy theo lợi nhuận, đã tư vấn và bán cho nông dân các loại thuốc không nằm trong khuyến cáo của cơ quan chuyên môn. Thị trấn chỉ có một cán bộ làm công tác khuyến nông, bảo vệ thực vật nên không thể kiểm soát triệt để việc kinh doanh, tư vấn của cơ sở với nông dân...

Đẩy mạnh tuyên truyền

Trước thực trạng trên, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội Nguyễn Duy Hồng cho rằng: Để hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, các ngành chức năng cần tăng cường phối hợp với chính quyền cấp huyện, xã trong kiểm tra, giám sát buôn bán và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt ở những vùng trọng điểm. Chính quyền cấp xã cần nắm rõ số cơ sở kinh doanh trên địa bàn; những cơ sở không đáp ứng đủ điều kiện, cần tuyên truyền, nhắc nhở, đi đôi với xử phạt hành chính. Mặt khác, cần củng cố, tăng cường năng lực hệ thống thanh tra, kiểm tra đối với địa bàn các tỉnh, thành phố; thực hiện thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất các hoạt động liên quan công tác bảo vệ thực vật. Hằng năm, các bộ, ngành nên rà soát hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật có độc tố cao và đề xuất loại khỏi danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam. Ngoài ra, cần thực hiện nghiêm chế độ đăng ký hóa chất sử dụng trong nông nghiệp, đặc biệt là hóa chất độc hại và hướng dẫn các địa phương cách thu gom, xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu, hết hạn sử dụng…

Song hành, các địa phương cần nhân rộng những mô hình nông dân không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tổ chức lớp học đồng ruộng về quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng; có chính sách hỗ trợ nông dân học tập, tiếp cận kỹ thuật mới, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; tăng cường nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước về phát triển sản xuất, chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm ở cấp cơ sở…

Ngoài ra, các ngành chức năng cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nông dân trong việc sử dụng thuốc đúng loại, thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất, mua thuốc ở những đại lý uy tín, không nên ham rẻ, vô tình “tiếp tay” cho cơ sở bán thuốc kém chất lượng. Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Đông Cao (xã Tráng Việt, huyện Mê Linh) Vũ Văn Kỳ cho rằng, Nhà nước cần quản lý chặt thuốc bảo vệ thực vật lưu thông trên thị trường và thông tin trên bao bì nhằm kiểm soát thành phần, bảo đảm không vi phạm quy định trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép lưu hành tại Việt Nam.
Theo Quỳnh Dung/hanoimoi.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập419
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại868,074
  • Tổng lượt truy cập92,041,803
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây