Học tập đạo đức HCM

TPHCM: Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô các loại lan Mokara

Thứ hai - 24/03/2014 20:10
Trung tâm Công nghệ sinh học (CNSH) tỉnh đang hợp tác với Trung tâm CNSH TP. Hồ Chí Minh nhận chuyển giao công nghệ nuôi cấy mô lan Mokara. Thời gian thực hiện từ tháng 8-2013 đến 5-2015.

Địa điểm thực hiện tại Trại thực nghiệm khoa học và công nghệ (Châu Thành), do Trung tâm CNSH TP. Hồ Chí Minh chuyển giao. Trung tâm CNSH TP. Hồ Chí Minh đào tạo 4 cán bộ của Trung tâm CNSH An Giang theo 2 khóa học: Đào tạo nhân giống invitro lan Mokara và thuần hóa cây lan con ngoài vườn ươm. Đồng thời, được hướng dẫn kỹ thuật sử dụng hệ thống nuôi cấy ngập chìm tạm thời (TIS) trong nhân giống lan Mokara; tư vấn thiết kế vườn trồng lan Mokara, diện tích 137,255 m2; hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc lan cắt cành Mokara. Trong quá trình chuyển giao công nghệ, Trung tâm CNSH TP. Hồ Chí Minh sẽ cung cấp cho Trung tâm CNSH An Giang các tài liệu liên quan, như: Quy trình kỹ thuật nhân giống invitro; quy trình  thuần dưỡng, chăm sóc các loại lan cấy mô ngoài nhà lưới; quy trình trồng và chăm sóc cây lan Mokara; nhân giống một số loài lan bằng hệ thống ngập chìm tạm thời. Sau mỗi khóa chuyển giao công nghệ, cán bộ kỹ thuật của Trung tâm CNSH An Giang sẽ tiến hành thực hiện các công đoạn của công nghệ đã tiếp nhận tại đơn vị, đánh giá kết quả thực hiện, các vấn đề còn tồn tại cần khắc phục. Trên cơ sở đó, hai bên sẽ tìm hướng giải quyết khắc phục các vấn đề còn vướng trong quá trình chuyển giao, để việc sản xuất của đơn vị tiếp nhận đạt được hiệu quả.

Giám đốc Trung tâm CNSH tỉnh Trần Tiến Hiệp cho biết: “Trên tinh thần hợp tác chặt chẽ, cán bộ kỹ thuật của Trung tâm CNSH TP. Hồ Chí Minh sẽ hướng dẫn trực tiếp kỹ thuật trồng và chăm sóc lan Mokara tại vườn lan của tỉnh. Sau khi trồng hai tuần, cán bộ kỹ thuật sẽ xuống kiểm tra tình hình sinh trưởng, phát triển của cây, hỗ trợ các biện pháp chăm sóc. Sau đó, định kỳ mỗi tháng sẽ có cán bộ xuống kiểm tra. Trong quá trình thực hiện, nếu có sâu, bệnh trên cây lan, Trung tâm CNSH TP. Hồ Chí Minh sẽ hỗ trợ xử lý kịp thời”. Hiện, dự án đã hoàn thành khóa tập huấn đào tạo cho cán bộ và đang tiến hành xây dựng nhà lưới trồng lan. Theo dự kiến sẽ hoàn thành nhà lưới vào cuối tháng 3-2014. Nhà lưới sẽ trồng 600 cây lan Mokara (6 tháng tuổi) với chiều cao 25-30 cm, do Trung tâm CNSH TP. HCM cung cấp giống với giá thể trồng hoàn toàn bằng vỏ đậu phộng và lắp hệ thống phun sương tự động. Sau khi dự án hoàn thành, Trung tâm CNSH tỉnh sẽ tổ chức nhân giống để cung cấp cho thị trường, hợp tác chuyển giao công nghệ kỹ thuật cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu và bán lan cắt cành.

Đây là mô hình mới, ứng dụng công nghệ cao, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho người dân. Đồng thời, tạo ra một sản phẩm mới, chất lượng cao, phục vụ thị hiếu của khách hàng thích hoa kiểng. Qua đó, góp phần đa dạng nghề trồng hoa ở An Giang và tiến tới ứng dụng nuôi cấy mô công nghệ cao.

Theo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh: Đây là hoạt động thực hiện Nghị quyết số 09/NQ-TU, ngày 27-6-2012 của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Sau hơn một năm đi vào hoạt động, Trung tâm CNSH tỉnh có 2 văn phòng làm việc tạm thời với 17 thạc sĩ. Dù cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu cầu làm việc, nhưng trung tâm đã triển khai và phối hợp thực hiện được một số dự án thực nghiệm đạt hiệu quả.

Mokara là nhóm giống hoa được lai tạo từ các giống Arachnis, Vanda, Ascocentrum. Hoa của giống lan này cho năng suất cao, được thị trường ưa chuộng, nên trồng lan cắt cành trở thành một mặt hàng có giá trị kinh tế cao. Mokara là loài đơn thân, thân hình trụ dài tiếp tục mọc cao lên mãi, không có giả hành, lá dài hình lòng máng hay hình trụ mọc cách hai bên thân. Phát hoa mọc từ nách lá giữa thân, phát hoa dài mang nhiều hoa thường không phân nhánh. Hoa có nhiều màu sắc phong phú từ trắng, tím, hồng đỏ, cam, vàng nâu, xanh. Trên cánh hoa thường có chấm, có đốm hoặc hình carô rất đẹp.

 

Theo AGO

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập456
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại845,965
  • Tổng lượt truy cập93,223,629
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây