Học tập đạo đức HCM

Tăng cường trồng cây họ đậu để khắc phục hiện tượng ô nhiễm do phân bón

Thứ ba - 30/04/2013 00:16
Việc lạm dụng phân đạm trong nông nghiệp có thể tàn phá các dòng chảy, sức khỏe và môi trường.

Một nhóm các nhà khoa học quốc tế với mục đích giảm bớt sự phụ thuộc vào các loại phân bón đã giúp cho các cây họ đậu và các cây tương tự nâng cao khả năng sản xuất nitơ của chúng ngay cả trong các khu vực có chất lượng đất thấp.

Các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Gien thực vật và Công nghệ sinh học tại trường Đại học Kỹ thuật Madrid (UPM) và Nguồn Photon tăng cường (APS) tại Phòng thí nghiệm quốc gia Argonne, Bộ Năng lượng Mỹ đã có bài báo được đăng tải trên tạp chí Metallomics – tạp chí của Hội Hóa học hoàng gia về cách sử dụng phân tích X-quang để lập bản đồ đường dẫn tới sự gia tăng lượng đạm mà những cây họ đậu đưa đạm vào đất.

Trồng các cây họ đậu, họ thực vật bao gồm: đậu Hà Lan, đậu, cỏ linh lăng, đậu tương, và lạc là một trong những phương pháp chính mà nông dân bổ sung đạm tự nhiên cho các cánh đồng canh tác. Luân phiên cây đậu và ngô để tận dụng nốt sần chứa đạm của cây đậu vào trong đất từ lâu đã là một phương pháp canh tác truyền thống trong nông nghiệp trên toàn cầu. Cây họ đậu sử dụng sắt trong đất để thực hiện một quá trình hóa học phức tạp được gọi là cố định đạm, quá trình hút nitơ trong khí quyển và chuyển đổi thành các dạng hữu cơ giúp cây phát triển. Khi cây này chết đi, nitơ dư thừa được phát hành trở lại vào trong đất để hỗ trợ cho các vụ trồng tiếp theo.

Nhưng thường cây họ đậu được trồng ở những vùng đất thiếu sắt – loại đất hạn chế cố định nitơ. Nhóm nghiên cứu tại Argonne - UPM đã tạo ra mô hình đầu tiên trên thế giới về cách thức sắt được chuyển đi trong nốt sần ở rễ cây họ đậu kích hoạt cố định đạm. Đây là bước đầu tiên trong trong quá trình thay đổi của thực vật để tối đa hóa việc sử dụng sắt.

Mục tiêu lâu dài là để giúp thực hành nông nghiệp bền vững và làm giảm thiệt hại môi trường do sử dụng quá nhiều phân đạm, Manuel Gonzalez-Guerrero, tác giả chính của bài báo từ UPM cho biết. Điều này có thể được thực hiện bằng cách tối đa hóa việc cung cấp các oligonutrients kim loại cần thiết cho vi sinh vật rhizobia cố định đạm.

Lydia Finney và Stefan Vogt từ GSP đã sử dụng chùm tia mang năng lượng cao - tia X-quang từ 8-BM và 2-ID-E của APS để theo dõi việc phân phối sắt trong các vùng phát triển khác nhau của rễ chứa vi sinh vật rhizobia. Đây là phân tích tia X-quang năng lượng cao đầu tiên của tương tác thực vật-vi khuẩn.

Gonzalez-Guerrero hy vọng các nghiên cứu trong tương lai tại APS có thể mô tả và xác định các protein sinh học quan trọng đảm nhiệm vận chuyển sắt. Điều này hỗ trợ cho các nghiên cứu chọn tạo ra các giống cây họ đậu mới có khả năng tăng cố định đạm và có giá trị dinh dưỡng cao hơn.

Nguồn: Strengthening Legumes to Tackle Fertilizer Pollution

(http://www.sciencedaily.com)

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập148
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại278,093
  • Tổng lượt truy cập92,655,757
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây