Học tập đạo đức HCM

Tăng lợi nhuận nhờ sử dụng đệm lót sinh học

Thứ ba - 30/09/2014 03:36
Những năm gần đây, nhờ áp dụng kỹ thuật đệm lót sinh học (từ chế phẩm BALASA N01) trong chăn nuôi lợn nái và lợn thịt mà nhiều trang trại đã khắc phục được ô nhiễm môi trường, giảm chi phí sản xuất và tăng thêm lợi nhuận.

Chuẩn bị nguyên liệu làm đệm lót sinh học bao gồm: theo tỷ lệ 2 kg chế phẩm BALASA N01 cần 15 kg bột bắp, còn trấu và mùn cưa bảo đảm rải đủ độ dày 60 cm. Chế phẩm BALASA N01 cần ủ với bột bắp và nước sạch theo tỷ lệ thích hợp trong thời gian 24 giờ trước khi dùng. Các bước làm đệm lót sinh học như sau: Rải lớp hỗn hợp trấu và mùn cưa dày 30 cm, dùng vòi phun nước sạch đều lên lớp trấu và đảo để trấu ẩm đều và san phẳng mặt; tưới đều dịch men đã chuẩn bị trước sau đó rải đều bột bắp đã xử lý men lên lớp đệm trấu và mùn cưa; tiếp tục rải thêm một lớp mùn đệm trấu và mùn cưa dày 30 cm rồi làm tương tự như công đoạn vừa thực hiện.

Qua thực tế, đệm lót sinh học ức chế và tiêu diệt hiệu quả sự phát triển của hệ sinh vật có hại, bảo vệ sức khỏe vật nuôi, tiết kiệm đến 80% lượng nước trong chăn nuôi, vừa hạn chế tối đa sự ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, còn giảm được công chăm sóc, chất lượng sản phẩm chăn nuôi ngày một tốt hơn, đáp ứng được yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong suốt quá trình chăn nuôi, không cần dọn phân và rửa chuồng, giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy lợn con, chất độn trong quá trình chăn nuôi tận dụng làm phân hữu cơ bón cho vườn cây. Qua tính toán, chăn nuôi theo mô hình đệm lót sinh học giảm được chi phí sản xuất bình quân 300 nghìn đồng/con/chu kỳ vụ (nuôi ba tháng). Với 200 con trong 12 ô chuồng áp dụng mô hình, nếu thời điểm giá lợn hơi chỉ ở mức 3,6 triệu đồng/tạ thì người nuôi vẫn có lãi. Còn hiện tại, giá lợn hơi dao động trong khoảng 5 - 5,3 triệu đồng/tạ, mỗi tạ lợn hơi nuôi theo mô hình đệm lót sinh học thu lợi nhuận từ 1,5 đến 1,8 triệu đồng, chỉ sau từ 3 đến 3,5 tháng tùy theo kỹ thuật chăn nuôi.

 

LÊ ÐỨC KHANG
theo nhandan
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập350
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại855,973
  • Tổng lượt truy cập92,029,702
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây