Học tập đạo đức HCM

Tất yếu áp dụng khoa học kỹ thuật cho cánh đồng mẫu lớn

Thứ tư - 29/08/2012 02:50
Nhiều nhà khoa học nhận định, với mô hình cánh đồng mẫu lớn (CĐML) là tiền đề để xây dựng vùng lúa nguyên liệu, vùng chuyên canh lúa.
 

 

Việc quy hoạch lại đồng ruộng, diện tích rộng, gieo sạ đồng loạt… rất cần thiết và rất thích hợp với việc ứng dụng KHCN, cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa. Qua đó, giảm công lao động, đảm bảo tính thời vụ, giảm thất thoát sau thu hoạch.

Gặt lúa bằng máy gặt đập liên hợp trên cánh đồng mẫu lớn

Trong hội thảo về liên kết sản xuất lúa theo CĐML tại An Giang vào trung tuần tháng 7.2012, nhiều ý kiến cho rằng: Các mô hình chuỗi liên kết cung ứng sản xuất tiêu thụ tạo sự ổn định phát triển bền vững các mô hình liên kết, nhờ áp dụng KHCN tối đa đã góp phần rất lớn vào việc hạ giá thành sản xuất khoảng 721 đồng/kg (khảo sát trong vụ đông xuân 2010 – 2011 từ mô hình liên kết của Công ty CP Bảo vệ thực vật An Giang, giá thành sản xuất của ND tham gia mô hình là 2.581 đồng/kg, còn ND không tham gia mô hình là 3.302 đồng/kg). Với diện tích tham gia mô hình liên kết sản xuất tiêu thụ hàng năm trên dưới 20.000ha đã tiết kiệm cho ND khoảng 100 tỷ đồng.

Theo TS Lê Văn Bảnh - Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL qua sơ kết sản xuất CĐML ở một số tỉnh, thành ĐBSCL cho thấy tuy bước đầu khá thành công, nhưng muốn triển khai mở rộng cần hoàn thiện thêm: Mỗi CĐML cần có Ban Tổ chức, có người có trách nhiệm điều hành; nâng cấp hệ thống giao thông thủy bộ nông thôn để tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ dàng vận chuyển thu mua lúa gạo. Ngoài ra, nông dân tham gia cánh đồng mẫu, sản xuất theo hướng VietGAP cần phải ghi chép quá trình sản xuất theo sổ do ngành nông nghiệp soạn và cấp…

PGS - TS Nguyễn Văn Sánh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL cho rằng: Vùng ĐBSCL đã đóng góp hơn 20 triệu tấn lúa, chiếm hơn 50% tổng sản lượng lúa gạo của cả nước, hàng năm thu về ngoại tệ hơn 2,5 tỷ USD. Tuy vậy, mọi tác động bất lợi về thời tiết, khí hậu, dịch bệnh, thị trường đều ảnh hưởng lớn đến an ninh lương thực và vai trò xuất khẩu lúa gạo của quốc gia và thu nhập ND trồng lúa. Việc thắt chặt liên kết “4 nhà” sẽ giúp mục đích khắc phục khó khăn trên, nâng cao năng suất và giá trị hạt gạo...

Nguồn: danviet.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập467
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm464
  • Hôm nay44,536
  • Tháng hiện tại820,180
  • Tổng lượt truy cập88,175,250
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây