Học tập đạo đức HCM

Tây Ninh: “Liên kết 4 nhà” mang lại hiệu quả kinh tế

Chủ nhật - 28/10/2012 04:55
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Tây Ninh vừa tổ chức tổng kết mô hình liên kết 4 nhà thâm canh lúa theo hướng VietGap và cánh đồng mẫu lớn vụ Đông xuân 2011-2012 và Hè thu 2012.

 

Mô hình liên kết 4 nhà được triển khai thực hiện trong 2 vụ Đông xuân 2011-2012 và vụ Hè thu 2012 với tổng diện tích trên 3.500 hecta, với trên 3.200 hộ nông dân ở 15 xã thuộc 6 huyện (Bến Cầu, Gò Dầu, Trảng Bàng, Dương Minh Châu, Châu Thành và Hòa Thành) tham gia.

Cánh đồng lúa tham gia mô hình liên kết 4 nhà của nông dân huyện Bến Cầu

Dù có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, địa hình, tập quán, kinh nghiệm canh tác nhưng nhìn chung các điểm trình diễn đều đạt được những hiệu quả rất khả quan; nông dân tham gia mô hình đều áp dụng biện pháp “3 giảm, 3 tăng”, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng, hướng đến sản xuất theo “1 phải 5 giảm”, đã giảm bớt chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái.

Hầu hết diện tích nông dân tham gia mô hình đều áp dụng phương pháp sạ lan, sạ thưa với các loại giống chủ yếu là OM 6976, OM 4900, OM 5451. Lượng giống gieo sạ trung bình cả 2 vụ gần 120kg/hecta, so với ngoài mô hình chênh lệch thấp hơn trên 50 kg/hecta. Hình thức gieo sạ tập trung né rầy, xử lý giống bằng thuốc Cruiser Plus 312,5 FS đã hạn chế bệnh lúa von, rầy nâu, côn trùng chích hút, phòng ngừa bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trong giai đoạn đầu. Số lần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chênh lệch ít hơn 0,78 lần so với ngoài mô hình và chi phí sản xuất chênh lệch ngoài mô hình cao hơn trên 1 triệu đồng. Bình quân hiệu quả kinh tế từ mô hình mang lại cao hơn so với ngoài mô hình gần 3 triệu đồng/hecta.

Theo ý kiến các đại biểu dự hội nghị, việc tổ chức hình thức sản xuất này đã góp phần nâng cao trình độ sản xuất cho người nông dân, giúp nông dân tiếp cận và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích, chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Đây cũng được xem là tiền đề quan trọng để hướng tới sản xuất lúa theo phương thức liên kết 4 nhà được bền vững, hỗ trợ các địa phương thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Dự kiến trong năm 2013, Tây Ninh tiếp tục mở rộng diện tích của mô hình lên 6.000 hecta, đồng thời tỉnh sẽ có chính sách hỗ trợ về giống lúa, tiến tới cơ giới hóa nông nghiệp, đa dạng hóa sản xuất.

Theo   phunuonline.com.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập134
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm131
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại852,171
  • Tổng lượt truy cập93,229,835
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây