Học tập đạo đức HCM

Tây nguyên: Đẩy nhanh phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Thứ tư - 16/10/2013 04:26
Sáng 15.10, tại TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk, Ban chỉ đạo Tây Nguyên phối hợp Trường Đại học Nguyễn Tất Thành (TP.HCM) tổ chức tọa đàm “Chiến lược phát triển vùng Tây Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.
Theo đánh giá chung, những năm gần đây, kinh tế nông nghiệp - ngành kinh tế chủ đạo của vùng, đã phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành những vùng chuyên canh, tạo ra khối lượng hàng hóa có giá trị xuất khẩu cao. 

Sản xuất rau công nghệ cao ở Đơn Dương, Lâm Đồng.
Sản xuất rau công nghệ cao ở Đơn Dương, Lâm Đồng.

Tuy nhiên, xét về tổng thể, Tây Nguyên hiện nay vẫn là vùng kinh tế chậm phát triển, chưa tạo được bước đột phá về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu chưa vững chắc… 

Để các tỉnh Tây Nguyên phát triển bền vững bằng tầm nhìn đến năm 2020, các tham luận đều xoay quanh việc đánh giá, dự báo về những biến động dân cư, xã hội, tài nguyên, môi trường và tác động của những biến động đó đến sự phát triển bền vững Tây Nguyên. Trong đó có những vấn đề đáng chú ý như: Phát triển nguồn nhân lực trình độ cao; Phát triển nguồn năng lượng sạch… Đặc biệt là vấn đề phát triển thủy điện trên địa bàn. 

Theo đánh giá, trữ lượng thủy điện toàn vùng Tây Nguyên khoảng 15 tỷ KWh/năm, chiếm 22% lượng điện của cả nước. Tuy nhiên, với việc xây dựng ồ ạt các thủy điện vừa và nhỏ, môi trường các tỉnh Tây Nguyên đang đứng trước những tác động tiêu cực, nhất là sản xuất nông nghiệp: thiếu nước trong mùa khô, gia tăng lũ lụt trong mùa mưa. Thủy điện cũng gián tiếp góp phần vào phá rừng. Đến nay mới chỉ có 757,3ha rừng được trồng thay thế (yêu cầu là hơn 22.700ha). 

Các ý kiến đều cho rằng các tỉnh Tây Nguyên cần nhanh chóng chuyển sang phát triển kinh tế nông nghiệp công nghệ cao. Về lâu dài cần hoạch định chiến lược phát triển kinh tế của toàn vùng với các chính sách và giải pháp mang tính đặc thù; đẩy mạnh việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có chính sách ưu tiên đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. 
Nguồn: danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập130
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại191,838
  • Tổng lượt truy cập90,255,231
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây