Học tập đạo đức HCM

Theo dõi sức khỏe tôm từ xa

Thứ năm - 12/11/2015 22:27
Đây là một ứng dụng mới, do Trung tâm Nghiên cứu & Đào tạo Thiết kế vi mạch (ICDREC) thuộc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP Hồ Chí Minh (AHTP) và Công ty Mimosatek hợp tác thực hiện.

Nông dân sướng hơn

Cứ 10 phút, tôm nuôi lại tự động cập nhật thông tin tình trạng sức khỏe, nhiệt độ, môi trường sống về cho nông dân. Qua đó, "người chủ" dễ dàng quản lý hoạt động tại trang trại từ xa. Viễn cảnh này không quá xa, bởi hiện nay Dự án "Ứng dụng mạng không dây cảm biến trong theo dõi nông trại tôm" do ICDREC, AHTP và Công ty Mimosatek hợp tác, đã và đang được triển khai thử nghiệm kiểm soát quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Cần Giờ. Kết quả tích cực, được nhiều nông dân địa phương hưởng ứng.

theo dõi sức khỏe tôm từ xa - ảnh 1

Tổng quan hệ thống

Theo ông Nguyễn Khắc Minh Trí, Giám đốc Công ty Mimosa Tek: Mô hình này sử dụng ba đầu cảm biến (sensor) chức năng: nhiệt độ nước, đo độ pH và nồng độ ôxy trong nước. Những thay đổi của ba giá trị trên sẽ được các sensor ghi nhận, dữ liệu sẽ được truyền về các trạm thông tin (do ICDREC thiết kế, sử dụng chip vi mạch "made in Vietnam" - SG8V1); sau đó, bằng kết nối không dây, dữ liệu chuyển về các server để các chuyên gia của AHTP tư vấn. Thông qua các thiết bị di động hoặc máy tính được cài đặt phần mềm (do Mimosa Tek thiết kế), nông dân có thể điều chỉnh hệ thống sục khí hoạt động hay ngưng, hoặc trực tiếp đến các vuông tôm để theo dõi. Từ đó, giảm thiệt hại trong quá trình nuôi, bởi sự biến động của các thông số nêu trên nếu không được kiểm soát kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của tôm.

theo dõi sức khỏe tôm từ xa - ảnh 2

Thử nghiệm kiểm soát quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Cần Giờ

 

Bước đi hoàn toàn mới

Ông Trí cho biết thêm: Những điểm khác biệt của hệ thống là cung cấp khả năng quản lý tập trung theo thời gian thực tại bất kỳ nơi đâu. Người quản lý có khả năng giám sát và điều khiển hệ thống tập trung tại văn phòng hay trên đường đi mà không cần có mặt tại trang trại; Thiết lập chế độ và các tham số điều khiển linh động, thực hiện trực tiếp trên phần mềm; Dễ dàng trong việc mở rộng về sau khi cần gắn thêm các cảm biến giám sát (độ mặn, độ kiềm, Ammonia, Nitrate, H2S…); Hệ thống cảnh báo trung tâm hoạt động theo thời gian thực, các cảnh báo được gửi đi tức thời đến mọi thiết bị giám sát; Phần mềm đầu cuối chạy đa nền tảng trên các thiết bị khác nhau, từ máy tính bàn, máy tính bảng đến điện thoại thông minh…

theo dõi sức khỏe tôm từ xa - ảnh 3

Thay vì nông dân phải tự làm bằng mắt, bằng tay thì nay đã có máy móc và Internet trợ giúp

Đánh giá hệ thống này, ông Ngô Đức Hoàng, Giám đốc ICDREC cho rằng "Thực chất vật nuôi hay cây trồng gửi thông tin về cho nông dân nhờ các cảm biến không dây (sensor). Các cảm biến này được tích hợp cùng một hệ thống, có khả năng truyền tín hiệu không dây. Thông qua cảm biến, nông dân biết được nhiệt độ, độ ẩm, cường độ ánh sáng, tần suất hoạt động của vật nuôi hay nồng độ pH trong nước theo thời gian thực... Điểm nhấn quan trọng của hệ thống này là thông tin sẽ được truyền lên mạng Internet để nông dân có thể sử dụng từ bất cứ nơi đâu, không nhất thiết phải ngồi trước máy tính".

Ông Đinh Minh Hiệp, Trưởng ban Quản lý AHTP bổ sung: "Các thiết bị sẽ đo đếm những chỉ số thực tế; từ đó các chuyên gia AHTP sẽ có ý kiến tư vấn với nông dân. Để mô hình có giá trị thiết thực và hiệu quả với sản xuất, ý kiến chuyên gia phải chính xác". Cũng theo ông Hiệp, ngoài mô hình thử nghiệm tại Cần Giờ, sắp tới sẽ triển khai mô hình tương tự tại AHTP để nông dân tham khảo.

Theo thông tin từ nhóm thực hiện, dự án này đã được chương trình đổi mới sáng tạo cấp nhà nước chấp nhận. Nhóm liên kết dự tính hai cách triển khai: cho nông dân thuê dịch vụ; bán trọn gói giải pháp cho nông dân.

>> Tại một số nước, nhất là Nhật Bản, cảm biến ứng dụng trong nông nghiệp đã được nghiên cứu và áp dụng từ lâu. Ở Việt Nam, đây là hướng đi mới đầy triển vọng.

Hồng Thắm 
Nguồn: thủy sản việt nam
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập307
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại232,948
  • Tổng lượt truy cập85,139,984
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây