Học tập đạo đức HCM

Thịt nhân tạo, thực phẩm tương lai?

Thứ năm - 20/07/2017 09:48
Để đáp ứng nhu cầu thịt của thế giới với hơn 9 tỷ người, chúng ta phải giết gần 2 tỷ con vật mỗi tuần. Liệu thịt nhân tạo có thể giúp con người kiểm soát được việc giết hại động vật để làm thực phẩm trên hành tinh này?

Thực phẩm thay thế 

Số liệu của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) cho biết, cứ mỗi phút trên trái đất này con người lại giết ít nhất 109.339 con gà, 2.630 con heo, 922 con cừu, 781 con dê và 557 con bò, ngoài ra còn có thêm rất nhiều vịt, ngựa, gà tây, thỏ cũng như lạc đà hoặc con la không may phải vào lò mổ. Cộng tất cả mỗi tuần sẽ có hơn 1 tỷ con vật bị giết mổ để làm thực phẩm. 


Tăng trưởng nhu cầu thịt toàn cầu năm 2010-2030

 

Chúng ta có cảm thấy bất an với số lượng động vật bị giết nhiều như thế không? Câu trả lời có thể có hoặc không nhưng rõ ràng không ai có thể phớt lờ những hậu quả khó chối cãi đối với môi trường và sức khỏe khi tiêu thụ quá nhiều thịt như hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm nước, phá rừng và làm mất tính đa dạng sinh học. Đó là chưa kể khả năng bị ung thư ruột kết. 

Theo các nhà môi trường, thế giới sẽ trở nên tốt đẹp hơn chỉ cần con người giảm ăn thịt dù chỉ là một phần nhỏ. Chỉ cần thay 5% thịt bằng protein thực vật cũng đủ để thay đổi cả hành tinh này. Vì thế hãy xem xét đến những phương pháp khác nhằm thay thế một phần thịt bằng những thứ có vẻ ngoài, hương vị và cảm giác giống như thịt nhưng việc sản xuất lại không cần đến hàng chục tỷ súc vật với những hệ lụy to lớn, đó chính là thịt nhân tạo.  Bước tiến thịt nhân tạo

Thịt nhân tạo đã qua 3 thế hệ, thứ nhất là làm từ “đậu phụ” bằng cách đông tụ đậu, tuy không giống thịt lắm nhưng có hàm lượng protein cao. Thế hệ thứ hai đặc trưng là những thứ có thể ăn ngay giống như xúc xích, thịt viên, thịt lát và những thứ tương tự với thành phần chủ yếu là protein thực vật có cấu trúc cô đặc, được sản xuất bằng kỹ thuật đùn, bán ở dạng đông lạnh hay trữ lạnh. Nó còn có tên là TVP (Textured vegetable protein). Thế hệ thứ ba hay thịt nhân tạo độ ẩm cao (HMMA) được chế tạo để có được hương vị và tạo cảm giác ăn như những thớ thịt thật từ ức gà, lườn xông khói hay heo miếng. Loại thịt nhân tạo mới này giống đến mức có thể bán ở hình thức không khác gì thịt thật, có thể trữ lạnh và chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Một số công ty đã tạo ra vài sản phẩm thịt nhân tạo có kết quả khả quan như: Công ty Impossible Foods và Beyond Meat bán thịt bò, thịt gà sản xuất từ thực vật có hương vị giống thịt nuôi đến kỳ lạ; Công ty Memphis Meats đã tạo ra những miếng thịt gà, thịt vịt được nuôi cấy bằng tế bào đầu tiên trên thế giới. 

 

Chi phí quá cao

Theo Giám đốc điều hành của Memphis Meats, Uma Valeti: “Quá trình sản xuất thịt nhân tạo tạo ra lượng khí thải giảm 90% so nông nghiệp truyền thống”.

Vấn đề duy nhất tại thời điểm hiện tại có lẽ là chi phí sản xuất thịt. Theo ước tính của Memphis, công nghệ hiện tại mất 9.000 USD để làm ra khoảng 450 g thịt gà, tuy chỉ bằng một nửa so với chi phí khoảng một năm trước đây, song chi phí này vẫn còn ở mức khá cao khi so sánh với mức 3,22 USD để sản xuất 450 g ức gà đã lọc xương. Đó là một trong những lý do tại sao Memphis chưa thể đưa thịt nhân tạo tham gia thị trường.  Thực tế, chi phí sản xuất thịt nhân tạo đã giảm đáng kể những năm gần đây. Còn nhớ năm 2013, thịt nhân tạo trong phòng thí nghiệm có giá tới 325.000 USD nhưng bây giờ chỉ còn 11,36 USD nhờ những tiến bộ vượt bậc trong quy trình sản xuất. Giá của thịt nhân tạo đã giảm tới mức có thể sản xuất hàng loạt và người ta dự đoán rằng sẽ còn có thể giảm nhiều hơn nữa trong 5 năm tới, hứa hẹn sẽ là nguồn cung cấp lương thực cho con người trong tương lai.

Ngoài vấn đề chi phí, để có chỗ đứng trên thị trường, thịt nhân tạo còn phải đối mặt với các yếu tố văn hóa tại nhiều nơi khác nhau vốn cho việc ăn thịt như một truyền thống. Ví dụ một số nơi có truyền thống ăn dăm bông vào lễ Giáng sinh hoặc gà tây vào lễ Tạ ơn. Mặt khác, con người vẫn thích ăn thịt “thật” và thật khó để biết trước rằng liệu người ta có từ bỏ nó để chuyển sang sử dụng thịt nhân tạo. Một khảo sát gần đây cho thấy người ta vẫn có nhiều lý do để theo đuổi việc ăn thịt, ngay cả phải đối mặt với các vấn đề đạo đức động vật lẫn bảo vệ môi trường. Song các nhà sản xuất vẫn tự tin rằng, thịt nhân tạo vẫn sẽ có chỗ đứng nếu giá thành sản xuất tiếp tục giảm và đảm bảo được hương vị tự nhiên.

Nguồn: nguoichanuoi.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập231
  • Hôm nay55,297
  • Tháng hiện tại886,024
  • Tổng lượt truy cập92,059,753
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây