Học tập đạo đức HCM

Thực vật tăng khả năng chống chịu khi cộng sinh với nấm

Thứ tư - 11/10/2017 05:13
Bằng sự phát triển mối quan hệ cộng sinh với nấm, thực vật không chỉ tăng sức đề kháng bệnh hại mà còn góp phần cho canh tác nông nghiệp bền vững. Đây là kết luận từ một nghiên cứu mới của trường Đại học Gothenburg.

Hầu hết cây trồng có thể hình thành mối quan hệ cộng sinh với nấm để hấp thu các chất dinh dưỡng thiết yếu. Trong khi nấm có thể sử dụng carbohydrates tạo ra trong quá trình quang hợp của cây.

Loại hình cộng sinh này được gọi là “arbuscular mycorrhizas” (nấm rễ cộng sinh) và là chìa khóa quan trọng của canh tác nông nghiệp bền vững, cộng sinh giúp cây sử dụng tốt hơn nguồn lân (phốt phát) trong phân bón.

“Kiểu cộng sinh này rất quan trọng bởi vì sự rò rỉ hay rửa trôi của phốt phát từ các cánh đồng làm tăng sự ôxy hóa độc hại cho các sông, hồ và biển”, Giáo sư Cornelia Spetea Wiklund, khoa Sinh học và Khoa học môi trường, trường Đại học Gothengurg cho hay.

Sự cộng sinh giúp bảo vệ cây chống lại hạn hán và bệnh hại

Các nấm cộng sinh còn làm cho cây tăng tính chống chịu các bệnh hại hiện nay và các yếu tố môi trường như hạn hán.

Để hiểu rõ hơn làm thế nào để sử dụng tốt hơn quan hệ cộng sinh trong nông nghiệp, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu nguyên nhân làm tăng sức khỏe của cây. Cơ chế tìm thấy ở đây là nấm làm tăng nồng độ một số hormone của cây cả trong rễ và thân cây.

“Các nghiên cứu trên cây đậu Medicago truncatula cho thấy có sự tổng hợp và dấu hiệu tăng lên của hai hormone quan trọng trong những cây sống cộng sinh nấm rễ” nghiên cứu viên Lisa Adolfsson, khoa Sinh học và Khoa học môi trường, trường Đại học Gothengurg cho biết.

Hormone ABA là một trong những hormone làm tăng tính chịu hạn của cây, nhờ khả năng làm giảm sự bốc hơi nước qua lỗ khí khổng của lá. Hormone khác là Jasmonate giúp tăng cường sản xuất ra các chất thứ cấp giúp bảo vệ cây chống lại môi trường khắc nghiệt và bệnh hại.

Quan hệ cộng sinh có hiệu ứng nội tiết trong cây

Bằng cách đo lường nồng độ của các nhóm vật chất khác nhau trong thân cây họ đậu sống cộng sinh với nấm, kết hợp với kết quả phân tích đa dạng di truyền, các nhà nghiên cứu đã tìm ra nồng độ của các chất thứ cấp (flavonoids và terpenoids) tăng trong thân cây cùng với sự tăng của nồng độ hormone.

“Phát hiện thú vị này có thể giải thích tính chống chịu được tăng lên đối với các yếu tố khắc nghiệt và bệnh hại khác nhau”,  Spetea Wiklund nói.

Như vậy, kết quả chỉ ra rằng nấm cộng sinh có ảnh hưởng đến nồng độ hormone của cây trồng.

“Cây đậu Medicago truncatula được sử dụng làm đại diện (model) cho các cây họ đậu khác. Do đó, những phát hiện này được áp dụng đối với các loại cây trồng thương mại quan trọng như đậu nành", theo Adolffson.

Nguồn: http://iasvn.org

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập278
  • Hôm nay77,363
  • Tháng hiện tại911,003
  • Tổng lượt truy cập92,084,732
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây