Học tập đạo đức HCM

Tín hiệu vui SX hạt giống lúa lai F1

Chủ nhật - 05/10/2014 22:35
Vừa qua, Trung tâm KNQG phối hợp với Sở NN-PTNT tỉnh Lào Cai tổ chức hội nghị sơ kết SX hạt giống lúa lai F1 năm 2014.

Tới dự có đại diện các đơn vị SX lúa lai các tỉnh Hải Phòng, Nam Định, Bắc Ninh, Yên Bái…

Tại Lào Cai, chúng tôi được đi tham quan khu vực SX giống lúa lai tại xã Bản Qua (huyện Bát Xát). Đây là 1 trong 4 vùng SX giống lúa lai của Lào Cai. Bà Trần Thị Hằng, GĐ Trung tâm Giống nông lâm nghiệp Lào Cai cho biết, tỉnh bắt đầu có chương trình nghiên cứu, SX hạt giống lúa lai từ những năm 2000. Đến năm 2010 thì bắt đầu nhân rộng SX. Cho đến nay, quy mô SX đã đạt 300 ha.

Phát huy lợi thế địa hình nhỏ lẻ, cách ly tốt, công tác SX hạt giống lúa lai được phát triển trên 4 huyện, thị. Nhờ SX hạt giống lúa lai, hộ nông dân có thu nhập từ 60 - 80 triệu đồng/năm, gấp 1,5 lần so với SX lúa thường.

Cũng theo bà Hằng, UBND tỉnh Lào Cai có chính sách hỗ trợ nông dân chuyển từ SX lúa thường sang lúa giống với mức 15 triệu đ/ha. Bên cạnh đó, các đơn vị SX giống cũng được vay vốn ưu đãi.

Đến nay, sản lượng hạt giống lúa lai Lào Cai SX được là 600 tấn, đáp ứng 60 - 70% nhu cầu trong tỉnh. Tính ra, việc tự SX được hạt giống lúa lai tiết kiệm hàng chục tỷ đồng so với việc nhập khẩu giống lúa từ nước ngoài.

Riêng vụ mùa 2014, Trung tâm Giống nông lâm nghiệp Lào Cai đã triển khai SX giống lúa lai F1, quy mô 70,8 ha với hơn 500 hộ tham gia tại hai huyện Bát Xát và Văn Bàn. Năng suất cao nhất đạt 2,8 tấn/ha tại xã Bản Qua.

Lào Cai hiện có 3 giống lúa lai được Bộ NN-PTNT công nhận chính thức là LC25, LC270 và LC212. Đây đều là những giống lúa năng suất cao, chịu thâm canh, chống chịu sâu bệnh khá.

TS Phan Huy Thông, GĐ Trung tâm KNQG cho biết, năm 2014, công tác SX hạt giống lúa lai gặp nhiều thuận lợi. Bộ NN-PTNT đã quy hoạch vùng SX F1 tập trung tại nhiều tỉnh như Lào Cai, Bắc Giang, Nam Định cho đến các tỉnh miền Nam như Hậu Giang, Cần Thơ. Quy mô SX hạt giống lúa lai F1 toàn quốc đạt 1.747 ha. Trong đó vụ xuân 1.101 ha, vụ mùa 646 ha.

TS Phan Huy Thông đánh giá, việc chọn dòng bố mẹ rất khó, sau đó mới được đưa ra SX hạt lai. Cái khó là làm sao để bố mẹ trỗ và thụ phấn cùng với nhau. Năng suất hạt giống lai chỉ đạt trên 2 tấn/ha. Nhưng khi thành công, con lai có ưu thế từ bố mẹ đưa ra SX thì năng suất cao hẳn.

Năng suất SX lúa để ăn từ con lai F1 phải đạt 7 - 8 tấn/ha. Ở Lào Cai, đồng bào dân tộc SX được lúa lai như hiện nay là cả một sự cố gắng rất lớn.

Các đơn vị SX hạt giống lúa lai nhiều như Cty TNHH Cường Tân (Nam Định) đạt 580 ha, Cty CP Giống cây trồng miền Nam 270,7 ha, Cty CP Giống cây trồng Trung ương 150 ha…

Giai đoạn 2014 - 2016, dự án “Phát triển mô hình SX hạt giống lúa lai F1” sẽ được triển khai với quy mô 2.500 ha với 12.500 hộ tham gia. Theo đó họ sẽ được hỗ trợ về giống, vật tư, đào tạo, tập huấn kỹ thuật. Tổng kinh phí thực hiện dự án là 45.155 triệu đồng.

Về cơ cấu giống, ở vụ xuân chủ yếu sử dụng các tổ hợp lai 3 dòng (LC25, Nhị ưu 838, HYT100, CT16, GS9…). Vụ mùa chủ yếu là các tổ hợp lai 2 dòng (LC212, VL20, TH3-3, TH3-4, TH3-7…).

Theo Trung tâm KNQG, về nguồn giống bố mẹ, 49% tổng diện SX được chọn tạo hoặc nhân dòng trong nước. Nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 49,6% và Philippines là 1,4%. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2015, diện tích SX hạt giống lúa lai F1 trong nước đạt 2.500 ha.

Trong đó, vụ xuân khoảng 1.500 ha, vụ mùa 1.000 ha. Năng suất bình quân phấn đấu đạt 2,7 tấn/ha. Với sản lượng từ 5.000 - 6.000 tấn/năm sẽ đáp ứng được khoảng 25 - 30% nhu cầu giống lúa lai trong nước.

Trao đổi với NNVN, PGS.TS Nguyễn Thị Trâm cho rằng, tiềm lực SX giống lúa lai của chúng ta là có. Thứ nhất, thời tiết khí hậu thuận lợi cho công tác SX giống lúa lai. Thứ hai, trình độ kỹ thuật SX của bà con khá thành thạo. Về chính sách, chúng ta cũng đang thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên phải xây dựng được cơ chế thích hợp với những đơn vị nhập khẩu hạt giống lúa lai từ nước ngoài.

Về việc này, TS Phan Huy Thông cho biết, việc đưa ra một “rào cản” với những doanh nghiệp nhập khẩu hạt giống lúa lai từ nước ngoài là phải có. Tuy nhiên, việc này sẽ phải được thực hiện trên một lộ trình thích hợp trong những năm tới.

TS Phạm Đồng Quảng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt nhấn mạnh, lúa lai vẫn có một vị trí hết sức quan trọng trong SXNN, mặc dù tỷ lệ gieo trồng mới đạt khoảng 8 - 9%. Việc cần làm hiện nay là phải có những tổ hợp lai mới, trên cơ sở đó tạo ra các nguồn giống bố mẹ. Bộ NN-PTNT đang rất quan tâm tới việc hỗ trợ SX hạt giống lúa lai.

Theo nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập346
  • Máy chủ tìm kiếm15
  • Khách viếng thăm331
  • Hôm nay29,112
  • Tháng hiện tại109,892
  • Tổng lượt truy cập88,788,226
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây