Học tập đạo đức HCM

Trồng khoai lang Thu Đông hiệu quả

Thứ năm - 13/09/2012 20:56
Khoai lang là cây trồng lấy củ, vốn rất quen thuộc với nông dân ở các vùng, miền. Trong nhiều năm gần đây, cây khoai lang đã trở thành cây trồng hàng hóa, đem lại hiệu quả cao cho người trồng. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây có củ - Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm là đơn vị không chỉ chọn tạo được nhiều giống cây có củ tiến bộ mà còn có nhiều kĩ thuật tiên tiến tác động lên các cây trồng này.

Với cây khoai lang, các kĩ thuật tiến bộ đã được kiểm chứng và cho kết quả khả quan qua các mô hình mà Trung tâm triển khai trên các địa bàn trong và ngoài tỉnh Hải Dương. Xin được giới thiệu với bà con nông dân các kĩ thuật tiên tiến này trên cây khoai lang vụ Thu Đông:

 

+ Thời vụ: Vùng đồng bằng sông Hồng, cây khoai lang chỉ cho năng suất cao khi được trồng trong vụ Thu Đông với thời vụ từ 25/8- 10/9 hàng năm.

 

+ Kĩ thuật làm đất: Đất thích hợp cho cây khoai lang là đất cát pha, đất thịt nhẹ.

 

Đất cần được cày bừa kĩ, lên luống rộng 1,2m, cao 30 - 40cm. Đây là điều kiện cần thiết để cây khoai lang có điều kiện phát triển thuận lợi và cho năng suất cao. Không nên làm luống thấp và nhỏ hơn (cây không cho năng suất tối đa, bọ hà phá hại nhiều) hoặc cao và rộng hơn (lãng phí đất dẫn đến giảm năng suất củ). Nếu đất có tầng đất màu nông thì cần làm luống rộng 1,3 - 1,4m.

 

+ Chuẩn bị giống: Để có năng suất cao, nông dân chỉ khai thác dây bánh tẻ đoạn 1 và đoạn 2 sao cho đoạn dây cắt dài 30-35cm. Đảm bảo trên dây khoai phải có từ 5- 6 mắt thân.

 

+ Kĩ thuật trồng: trồng hàng đơn, đặt dây giống dọc theo luống và nối đuôi nhau, đảm bảo 4 dây/1m dài của luống (cây cách cây 25cm). Chú ý dây giống đặt nông, chỉ để 3 lá ngọn phía trên mặt đất. Nếu để quá 3 lá trên mặt đất, cây khoai sẽ hô hấp và thoát hơi nước nhiều làm cho đoạn dây nhanh bị khô và chết, nhất là khi trồng gặp thời tiết nắng nóng, khô hanh.

 

Với kĩ thuật trồng như trên, kết quả cho thấy, năng suất khoai cao hơn đối chứng (trồng kiểu áp tường), củ to đều. Trồng theo kiểu áp tường cây đâm tia củ và xuống củ không thuận lợi, số tia củ chỉ tập trung về một bên luống.

 

+ Phân bón: Lượng phân bón cho 1 sào Bắc bộ:

 

300kg phân chồng hoặc 30kg hữu cơ vi sinh + 3 - 5 kg urê + 15- 20kg supe lân + 6 - 7 kg kali.

 

Bón lót toàn bộ lượng phân chuồng hoặc hữu cơ vi sinh và toàn bộ phân lân + 1/3 lượng đạm + 1/3 lượng kali. Lượng phân còn lại dùng để bón thúc kết hợp với vun xới.

 

Vun xới lần 1: Sau trồng 20 - 25 ngày kết hợp với bón thúc 1/3 lượng đạm và 1/3 lượng kali.

 

Vun xới lần 2: Tiến hành sau lần 1 từ 15-20 ngày, kết hợp với bón toàn bộ số phân còn lại.

 

+ Chăm sóc:

 

- Bấm ngọn: Sau khi trồng 15-20 ngày cần bấm ngọn để cây phân nhiều cành cấp 1. Trong suốt thời gian sinh trưởng sau của cây khoai lang không nên bấm ngọn nhiều lần. Khi thấy dây khoai bò xuống rãnh, cần sớm nhấc dây, vắt lên luống. Nếu thấy thân lá phát triển mạnh quá chỉ cần cắt tỉa bớt thân lá ở phần rãnh luống.

 

- Tưới nước: Thường xuyên giữ ẩm cho các luống khoai đảm bảo độ ẩm luống đạt 70-80% (lấy đất ở nơi rễ cây tập trung nhiều, nắm trong tay thấy mát, không có nước rỉ ra kẽ tay hay đất tơi ra khi buông nắm tay là được). Không được để nước liên tục ở rãnh, vì độ ẩm quá lớn, cây khoai sẽ tập trung ra rễ mà không phát triển nhiều tia củ.

 

+ Phòng trừ sâu bệnh hại: So với các cây rau màu khác, cây khoai lang ít bị sâu bệnh hại hơn. Chú ý phòng trừ một số sâu bệnh hại chính như: sâu ăn lá, bọ hà, bệnh ghẻ. Trong đó quan trọng nhất là phòng trừ bọ hà bằng cách lên luống cao, vun luống 2 lần/vụ, giữ ẩm thường xuyên cho luống; tuyệt đối không được để luống khoai khô nứt nẻ sẽ tạo điều kiện cho bọ hà chui vào luống khoai hại củ; có thể dùng thuốc Diazan 10H rắc vào rạch trước khi trồng sẽ diệt được bọ hà gây hại...).

 

Trần Thị Liên - Trạm KN Nam Sách, Hải Dương.
Theo:khuyennong.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập960
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm959
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại789,506
  • Tổng lượt truy cập93,167,170
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây