Học tập đạo đức HCM

Trồng nông sản an toàn bằng công nghệ cao

Thứ tư - 27/07/2016 23:04
Thời gian gần đây, xu hướng trồng rau an toàn ngày càng nhiều. Tuy nhiên, việc đầu tư, chăm sóc rau sạch lại mất rất nhiều chi phí và công sức, nhất là phải đối phó với sâu bệnh. Chính vì vậy, việc ứng dụng công nghệ cao vào trồng rau sạch đang được nhiều nơi nghiên cứu, triển khai.
Làm nông không tốn sức

TS Cao Đình Hùng, người có nhiều công trình nghiên cứu về khoa học nông nghiệp khi đang du học ở nước ngoài cho biết, mặc dù ngành nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) tại Việt Nam đã có, nhưng hiện nay vẫn chưa phát triển kịp so với nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á và còn lạc hậu so với châu Âu và các nước tiên tiến khác. Chẳng hạn, Việt Nam đã phải nhập khẩu công nghệ tưới nước nhỏ giọt từ Israel, công nghệ hạt giống nhân tạo từ Australia và công nghệ thủy canh từ Nhật Bản. Bên cạnh đó, ngành NNCNC của Việt Nam còn nhiều yếu kém nên công sức lao động phải bỏ ra rất lớn, năng suất nông sản rất thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao, giá trị và chất lượng nông sản ít có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. 

pTS Cao Đình Hùng đang kiểm tra mô hình trồng rau thủy canh tại trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP Hồ Chí Minh.

Là người đưa công nghệ cao từ Hàn Quốc áp dụng vào mô hình trồng rau thủy canh tại Việt Nam, TS Hùng cho biết, điểm khác biệt của mô hình công nghệ cao thủy canh Hàn Quốc là được áp dụng theo hồi lưu dưới ánh sáng đơn sắc (LED) có kết hợp với công nghệ in vitro và công nghệ hạt nhân tạo. Trong đó, công nghệ in vitro để sản xuất nhanh cây giống sạch bệnh, công nghệ hạt nhân tạo để sản xuất hạt dòng và gieo trồng dễ dàng, còn công nghệ thủy canh hồi lưu kết hợp ánh sáng đơn sắc để giúp cây trồng sinh trưởng nhanh và phát triển tốt. Đây là những điểm mới mẻ và khác biệt so với tất cả các công nghệ thủy canh hiện có tại Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là mô hình thủy canh tiến bộ nhất của nước ta hiện nay, nếu không nói là tiến bộ nhất của thế giới. Tất cả các công nghệ này đều được thực hiện trong nhà chứ không phải ở ngoài nhà kính, vườn ươm hay ngoài đồng ruộng như các công nghệ thủy canh truyền thống hiện nay.

Ông Từ Minh Thiện, Phó trưởng Ban quản lý Khu nông nghiệp công nghiệp cao TP Hồ Chí Minh (AHTP) cũng cho rằng, nên áp dụng những công nghệ cao vào nông nghiệp để tiết giảm chi phí lâu dài cũng như ngăn ngừa sâu bệnh nếu trồng nông nghiệp sạch theo tiêu chuẩn VietGaP hay hữu cơ. Theo đó, AHTP cũng đã phối hợp với công ty Global CyberSoft (Việt Nam) và Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) để phát triển công nghệ quản lý SmartAgri trên nền tảng các công nghệ mới bao gồm Vạn vật Internet (IoT), phân tích dữ liệu lớn (Big data Analytics) và triển khai trên nền tảng đám mây (Cloud Computing). Hiện AHTP đang trồng thử nghiệm dưa lưới bằng phần mềm này. 

Lợi ích từ công nghệ cao 

Theo ông Thiện, hệ thống phần mềm SmartAgri giúp người nông dân tiết kiệm rất nhiều thời gian trong việc quản lý sản xuất nông nghiệp, từ giai đoạn ươm mầm, xuống giống đến thu hoạch và bảo quản theo quy trình chuẩn. Bên cạnh đó, phần mềm này còn giúp nông dân có thể tính toán chọn giải pháp tốt nhất trong việc chọn cây giống, con giống, thổ nhưỡng... phù hợp với điều kiện sinh thái của từng địa phương. Cụ thể như thu thập, phân tích thông tin môi trường (nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, ánh sáng, tốc độ gió, lượng mưa, độ EC, pH…) và điều khiển các thiết bị hệ thống tưới, làm mát, đèn chiếu sáng, quạt, màn chắn… để giữ cho môi trường tuân theo đúng quy trình chuẩn. Hệ thống sẽ cảnh báo qua tin nhắn, email, chuông báo động… khi có trục trặc. 

“Đặc biệt, trên SmartAgri cũng thiết lập một hệ sinh thái giống như mạng xã hội thu nhỏ dành cho giới nông nghiệp, gồm nông dân, chuyên gia, nhà phân phối và đơn vị thu mua để trao đổi thông tin, tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm. Không chỉ thế, người nông dân có thể chủ động trong việc chọn thương lái, nhà phân phối hay giá bán để người nông dân có nguồn doanh thu tốt nhất”, ông Thiện nói. Đáng chú ý, SmartAgri không chỉ áp dụng trong việc trồng dưa lưới mà còn có thể mở rộng áp dụng ở các giống cây trồng khác, từ trong màng lưới cho đến ngoài trời, kể cả trong chăn nuôi và thủy sản, rất thích hợp cho việc sản xuất theo mô hình VietGaP hoặc hữu cơ. 

Với mô hình trồng rau thủy canh theo công nghệ Hàn Quốc, dù chưa triển khai thực tế vì vừa mới được chuyển về Việt Nam và đang chạy thử tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP Hồ Chí Minh, thế nhưng TS Cao Đình Hùng nhìn nhận trong tương lai không xa, mô hình này sẽ được áp dụng ngày càng rộng rãi tại Việt Nam bởi lợi ích của mô hình này rất lớn, như không có thuốc trừ sâu do không có sâu bệnh, tiết kiệm chi phí nhân công, nguồn nước vì dung dịch dinh dưỡng được sử dụng tuần hoàn trở lại cho đến cuối chu kỳ thu hoạch sản phẩm, tiết kiệm điện khoảng 70% vì sử dụng bóng đèn LED, có thể sản xuất rau sạch ở bên trong nhà và trên nhiều tầng, năng suất rất cao…

Tuy nhiên, điều lo ngại để triển khai được hệ thống sản xuất đúng quy trình, nông dân phải đầu tư chi phí đầu vào khá cao. Như màng che, với vật tư từ nước ngoài chi phí hơn 600 triệu cho 1.000 m2, còn vật tư Việt Nam khoảng hơn 300 triệu cho 1.000 m2. Còn chi phí thiết bị để áp dụng cho phần mềm SmartAgri chưa tính đến. Ngay cả mô hình trồng rau thủy canh Hàn Quốc mà TS Hùng đem về cũng đầu tư chi phí khá cao. Chẳng hạn, để đầu tư sản xuất rau xà lách sạch trên diện tích 100 m2 thì cần số vốn đầu tư ước tính khoảng 500 - 600 triệu đồng. 

Bên cạnh đó, chí phí đầu vào tăng, tất yếu đầu ra cũng cao hơn những sản phẩm thông thường. Do vậy, áp lực giá bán nông sản sạch cũng đang là nỗi lo cho những nông dân khi muốn đầu tư công nghệ. Vì thế, việc kết nối đầu ra nông sản sạch cho người nông dân rất cần thiết, ngay cả việc tạo niềm tin cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn thực phẩm sạch dù giá có đắt cũng là điều quan trọng để nông sản an toàn có chỗ đứng trên thị trường. 
Bài và ảnh: Hải Yên
http://baotintuc.vn/
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập227
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại203,770
  • Tổng lượt truy cập92,581,434
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây