Học tập đạo đức HCM

Ứng dụng IoT trong sản xuất nông nghiệp

Thứ tư - 18/04/2018 04:05
Cuộc cách mạng công nghiệp lần 4 đánh dấu sự bùng nổ công nghệ thông tin, trong đó sản xuất nông nghiệp cũng có bước nhảy vọt. Ngoài các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ này, nông dân Lâm Ðồng đã năng động ứng dụng IoT (Ứng dụng mạng lưới thiết bị kết nối internet) cho vườn rau củ của mình. Từ đây giảm được nhiều khâu trong sản xuất, nâng cao chất lượng cũng như năng suất đáp ứng nhu cầu thị trường.

Sử dụng công nghệ

Trong những năm gần đây, cách nông dân Đơn Dương làm nông nghiệp đang dần xóa mờ định kiến rằng nhà nông là phải đầu tắt mặt tối, khi họ có thể vô tư “mặc kệ” ruộng vườn đang bơm nước tưới để đi ra ngoài cả buổi, bởi vẫn giám sát và điều khiển mọi việc ở đó chỉ cần trong tay có một chiếc điện thoại thông minh. 

Ông Bùi Ngọc Cung, xã Lạc Lâm (Đơn Dương) chia sẻ, ông được mời đi dự hội thảo về việc ứng dụng mạng lưới kết nối internet trong sản xuất nông nghiệp. Lúc đầu thật sự tôi cũng không hiểu lắm công nghệ này. Khi Trung tâm Khuyến nông tỉnh có chương trình hỗ trợ cho nông dân về công nghệ IoT tôi đã đăng ký và được hỗ trợ. Trước đây, tôi đã sử dụng công nghệ điều khiển tưới cũng qua hệ thống điện thoại nhưng chỉ là bật và tắt nước tự động nhưng với ứng dụng công nghệ IoT lại có một sự khác biệt về công nghệ. Qua đó, người sử dụng công nghệ sẽ thoải mái hơn về thời gian, chính xác hơn về quy trình, sản phẩm chất lượng hơn - nơi thiết bị IoT kết nối với các cảm biến đo nhiệt độ, độ ẩm, độ pH,… để vận hành hệ thống tưới, làm mát, chiếu sáng, màn chắn... phù hợp. Nếu có yếu tố vượt giới hạn, hệ thống sẽ gửi cảnh báo bằng tin nhắn, email đến người quản lý. Tôi đã sử dụng công nghệ này cho 2 ha nhà kính sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của mình, cho đến nay thì hệ thống phát huy hiệu quả rất cao.

Ông Trương Quang Kiên, Phó Chủ tịch UBND xã Lạc Lâm cho biết, người dân xã Lạc Lâm đã bắt đầu tiếp cận với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất nông nghiệp. Công nghệ này có rất nhiều ưu điểm giúp nông dân có thể kiểm soát được lịch sử sản xuất như ngày trồng và thu hoạch, hàm lượng, bảo quản... Khi yêu cầu về nguồn gốc sản phẩm khắt khe hơn, nông dân và khách hàng đều sẽ sử dụng công nghệ để kết nối với nhau và minh bạch hóa sản phẩm. Từ đây, người tiêu dùng có thể biết được xuất xứ hàng nông sản mình sử dụng, đặc biệt là có thể quét mã QR code để truy xuất nguồn gốc. 

Việc ứng dụng công nghệ IoT trong sản xuất nông nghiệp bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế (nhờ giảm nhân công lao động), nâng cao năng suất cây trồng, chất lượng sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm, đồng thời góp phần vào hiện đại hóa khâu sản xuất. 

Khó để nhân rộng

Theo báo cáo của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Lâm Đồng, hiện nay, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) trên địa bàn tỉnh có khoảng 51.799 ha sản xuất, trong đó cây rau có diện tích 18.968 ha, cây hoa 3.623,8 ha, cây chè 6.335 ha, cây cà phê 19.884,9 ha. Các công nghệ được áp dụng trong sản xuất NNCNC như nhà kính 4.041 ha, 1.037 ha nhà lưới; công nghệ tưới kết hợp bón phân tự động, thủy canh 20 ha; trên 60 ha ứng dụng công nghệ điều khiển tự động, bán tự động về nhiệt độ, độ ẩm…; máy phân loại sản phẩm.

Ông Lại Thế Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cho biết, Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã đánh dấu sự phát triển bùng nổ của các công nghệ đột phá như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, điện toán đám mây, internet vạn vật, công nghệ sinh học, công nghệ nano… Việc ứng dụng mạng lưới thiết bị kết nối internet đang trở thành công nghệ có xu hướng ảnh hưởng ngày càng lớn đến đời sống con người, tác động rộng rãi trong nhiều lĩnh vực trong tương lai và là xu thế tất yếu của thế giới - đó là điều nông dân đang kỳ vọng ở nông nghiệp công nghệ cao. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn gặp phải một số khó khăn khi ứng dụng IoT như chi phí đầu tư cao, ứng dụng đồng bộ về công nghệ chưa được mở rộng, chưa phát huy hết công năng của các trang thiết bị đầu tư. Việc thiết lập, sử dụng trong quản lý theo chuỗi (sản xuất, cung ứng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm,…) chưa được các doanh nghiệp cung ứng IoT phát triển để lập trình mới đưa vào ứng dụng. Người quản lý, vận hành công nghệ IoT tại các trang trại chưa được đào tạo chuyên sâu ảnh hưởng đến hoạt động của công nghệ…

Ông Trương Quang Kiên cho biết, hiện Lạc Lâm có khoảng 60 ha đầu tư nhà kính/420 ha sản xuất đất nông nghiệp, diện tích còn lại là tưới tự động ngoài trời. Hiện chỉ những hộ có sản lượng lớn, doanh thu và khách hàng ổn định mới đầu tư hệ thống IoT, còn lại đa số người dân chưa thể áp dụng công nghệ này. Lý do, cũng một phần đầu ra của họ chưa thật sự ổn định, và phụ thuộc vào thị trường. Nếu trong tương lai, khi sản phẩm được liên kết, lợi nhuận tốt ắt hẳn người nông dân sẽ đầu tư… 

“Trong bối cảnh Việt Nam đang chuyển đổi sang kinh tế số và hội nhập với cách mạng công nghiệp 4.0 thì việc ứng dụng IoT là rất quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực thế mạnh của Lâm Đồng là nông nghiệp. Mặc dù Lâm Đồng đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận trong thời gian vừa qua, song việc ứng dụng IoT trong NNCNC thời gian tới cần được đẩy mạnh hơn nữa, đặc biệt đưa vào sản xuất những thiết bị, máy móc thông minh hơn, tự động hóa cao hơn, giúp cho người dân có sản phẩm mới chất lượng hơn”, ông Lại Thế Hưng chia sẻ. 

Nguồn: http://baolamdong.vn

 Tags: ứng dụng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập437
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm434
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại197,113
  • Tổng lượt truy cập90,260,506
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây