Học tập đạo đức HCM

Ứng dụng KH&CN trong sản xuất nông nghiệp: Nhân lên những cách làm hay

Thứ hai - 16/01/2017 03:52
Việc ứng dụng, chuyển giao mạnh mẽ những tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp đã giúp người dân có thêm những kiến thức mới trong sản xuất, chế biến. Qua đó tạo ra những cách làm hay, mô hình mới trong sản xuất, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, giúp người dân làm giàu...

Từ tháng 7-2015, huyện Ba Chẽ đã ứng dụng, chuyển giao công nghệ trồng thanh long ruột đỏ TL5 theo phương pháp làm giàn. Đây là giống cây trồng và kỹ thuật khá mới mẻ không riêng ở Quảng Ninh mà ở nhiều tỉnh, thành phố trong nước. Gia đình chị Nguyễn Thị Ánh (thôn Nam Hải Ngoài, xã Nam Sơn) là một trong những hộ nông dân đi đầu thực hiện mô hình này. Chị Ánh chia sẻ: “Qua quá trình trồng 600 cây thanh long ruột đỏ bằng giàn trên diện tích 500m2, gia đình nhận thấy rất phù hợp với đất đai, khí hậu địa phương. Tỷ lệ cây sống cao, sinh trưởng nhanh, kháng sâu bệnh tốt, năng suất, sản lượng hơn hẳn các giống thanh long trồng đại trà tại địa phương. Đặc biệt, kỹ thuật trồng theo hình thức làm giàn dễ thực hiện, chăm sóc và góp phần hỗ trợ cây phát triển chắc chắn hơn. Vì vậy, gia đình tôi mở rộng diện tích trồng lên 700m2 với 800 cây”.

Mô hình trồng hoa lan hồ điệp của HTX Phước Long (thị trấn Trới, Hoành Bồ).
Mô hình trồng hoa lan hồ điệp của HTX Phước Long (thị trấn Trới, Hoành Bồ).

Tham gia mô hình này, gia đình chị Ánh được hỗ trợ 100% giống, một phần phân bón và 50% giá trị vật liệu làm giàn. Hiện có 2 hộ tham gia thí điểm mô hình, với 1.100m2. Theo bà Phạm Thị Chính, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện: Viện Nghiên cứu rau quả Trung ương chuyển giao công nghệ trồng giống thanh long ruột đỏ TL5 tại Ba Chẽ. Qua trồng thử nghiệm tại một số tỉnh phía Bắc cho thấy, đặc điểm sinh trưởng khoẻ, cành to, màu xanh đậm, ra hoa tự nhiên tập trung từ tháng 4 đến tháng 10, có 10-11 đợt hoa trong năm. Khối lượng từ 4 đến 4,5 lạng/quả, quả hình thuôn dài. Năng suất của giống TL5 tăng theo tuổi cây. Vì vậy, trong quá trình thực hiện chúng tôi thường xuyên hướng dẫn, nhắc nhở người dân phải đảm bảo kỹ thuật để cây có năng suất, chất lượng tốt nhất.

Tuy mới đưa vào sản xuất, nhưng Đề án “Nuôi tôm hùm xanh tại khu Áng Gội, đảo Cống Nứa, ở xã Bản Sen, Vân Đồn” do Hội Giáo dục và Bảo vệ môi trường Hạ Long, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng hạ tầng Quảng Ninh và HTX Dịch vụ nuôi trồng phát triển thuỷ sản Trường Giang (huyện Vân Đồn) cùng hợp tác thực hiện, đang cho kết quả khả quan. Đối với Quảng Ninh nghề nuôi tôm hùm còn khá mới mẻ. Vì vậy, việc thực hiện thành công Đề án này sẽ mở ra nhiều triển vọng cho người dân trong việc nâng cao thu nhập, giàu lên từ biển. Anh Nguyễn Triều Dương, Phó Giám đốc HTX Dịch vụ nuôi trồng phát triển thuỷ sản Trường Giang - người trực tiếp thực hiện các kỹ thuật nuôi tôm hùm xanh, chia sẻ: Một lần vào học tập kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản ở tỉnh Phú Yên, tôi thấy người dân ở đây nuôi tôm hùm cho hiệu quả kinh tế khá cao, thế là tôi tìm hiểu, học hỏi kỹ thuật làm lồng bè nuôi, chọn con giống, thức ăn, biện pháp phòng trừ dịch bệnh. Đầu năm 2014, tôi đã mạnh dạn nuôi thí điểm vài trăm con tôm hùm và cho kết quả tốt. Đến tháng 8-2016, tham gia Đề án, tôi tiếp tục mở rộng 4 lồng nuôi tôm với khoảng 1.000 con tôm giống. Thị trường rất ưa chuộng loại tôm này, nên chỉ cần có tôm sẽ có người mua ngay. Hiện tôm hùm của HTX mới chỉ bán cho người quen chưa đủ cung cấp ra thị trường.

Những năm qua, Quảng Ninh đã nghiên cứu sản xuất giống và thử nghiệm nuôi, trồng các giống cây, con có giá trị kinh tế; nghiên cứu công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch để nâng cao giá trị sản phẩm cho người dân. Giai đoạn 2010-2015, toàn tỉnh đã tuyển chọn và triển khai thực hiện 206 nhiệm vụ KH&CN, với tổng kinh phí thực hiện trên 500 tỷ đồng. Trong đó, 118/206 nhiệm vụ KH&CN trong lĩnh vực nông nghiệp, gấp 1,5 lần so với giai đoạn 2006-2010 (79 nhiệm vụ). Để nhân rộng các mô hình, dự án, các cơ quan, đơn vị, tổ chức đoàn thể trong tỉnh tăng cường tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; nhất là tuyên truyền, ứng dụng thông qua các lớp đào tạo nghề cho nông dân. Nhờ đẩy mạnh ứng dụng KH&CN trong sản xuất nông nghiệp đã góp phần thực hiện thành công các chương trình xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp của tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng thương hiệu cho 30 nông sản. Một số sản phẩm đã trở thành hàng hoá được thị trường đón nhận tích cực, giúp nông dân nâng cao thu nhập như: Rau an toàn Quảng Yên, hoa Hoành Bồ, chè Đường Hoa, nếp cái hoa vàng và na dai Đông Triều, miến dong Bình Liêu, gà Tiên Yên...

Tác giả bài viết: Nguyễn Hoa

Nguồn tin: baoquangninh.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập620
  • Hôm nay82,441
  • Tháng hiện tại818,551
  • Tổng lượt truy cập93,196,215
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây