Học tập đạo đức HCM

Ứng dụng công nghệ cao để gia tăng giá trị nông sản

Thứ sáu - 17/11/2017 23:52
Ứng dụng công nghệ cao là một trong những giải pháp hiệu quả giúp giảm thiểu tổn thất trọng lượng và nâng cao giá trị cho mặt hàng nông sản, đặc biệt là lúa gạo.

Ngày 26/10, Trung tâm xúc tiến Thương mại và Đầu tư Tp. Hồ Chí Minh (ITPC) tổ chức “Hội thảo ứng dụng công nghệ mới trong bảo quản nông sản, chế biến thực phẩm và năng lượng sạch".

Tiến sĩ Huỳnh Tiến Phong, Giảng viên trường Đại học Bách Khoa Tp.Hồ Chí Minh cho biết, châu Á là nơi sản xuất lúa gạo hàng đầu thế giới; trong đó Việt Nam, Thái Lan và Indonesia là 3 quốc gia có diện tích trồng và sản lượng lúa lớn nhất. Tuy nhiên, đây cũng là khu vực có mức hao phí lương thực nhiều nhất thế giới, khoảng 450 triệu tấn/năm. 

Nguyên nhân là do phần lớn sản phẩm nông sản đều được bảo quản ở dạng thô sau khi thu hoạch. Đặc biệt, tại Việt Nam, lúa gạo chủ yếu được sấy khô, xay xát và đóng bao.

Điều kiện chế biến thô sơ cộng với điều kiện khí hậu nóng ẩm khiến các loại nông sản dễ bị mối mọt, côn trùng tấn công, nấm mốc và bốc nóng gây tổn thất trọng lượng khô. Cùng với đó, có rất ít nông sản được chế biến sâu do hạn chế về công nghệ và kỹ thuật nên giá trị gia tăng của nông sản Việt Nam thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác. 

Các chuyên gia cho rằng, để giảm tổn thất và gia tăng giá trị cho nông sản, Việt Nam cần nhanh chóng ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản và chế biến nông sản.

Tiến sĩ Claus Braunbeck, Giám đốc Công ty FrigorTec (Đức) cho biết, hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới đã thành công trong kinh doanh nhờ kỹ thuật bảo quản nông sản hiệu quả, cho chất lượng hạt tốt hơn để sản xuất thực phẩm, thức ăn chăn nuôi hoặc kinh doanh nông sản.

Một trong những kỹ thuật bảo quản hiện đại đang được ứng dụng rộng rãi là bảo quản lạnh. Cụ thể, nông sản được sấy khô, sau đó được đưa vào bảo quản trong kho lạnh với nhiệt độ thấp. 

Theo Tiến sĩ Claus Braunbeck, bảo quản lạnh hạn chế được hao tổn do quá trình bốc hơi nước của nông sản và ngăn chặn sự thất thoát do côn trùng gây ra; đồng thời giúp bảo vệ nông sản khỏi nguy cơ bị nấm mốc và nhiễm độc tố từ nấm mốc.

Ngoài ra, có thể áp dụng cho lưu trữ nông sản trong thời gian dài mà vẫn đảm bảo chất lượng và giảm chi phí, năng lượng cho quy trình sấy.

Tại Việt Nam, bảo quản lạnh có thể áp dụng rộng rãi trong việc bảo quản lúa gạo, giúp doanh nghiệp chủ động trong việc thu mua, lưu trữ và xuất hàng theo kế hoạch hoặc lựa chọn thời điểm xuất khẩu có lợi cho mình. 

Bên cạnh việc bảo quản, phương pháp chế biến cũng đang là điểm yếu trong sản xuất nông sản tại Việt Nam. Theo đó, Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia sản xuất, xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản như lúa gạo, cà phê, hồ tiêu…nhiều nhất thế giới.

Tuy nhiên, giá trị kinh tế chưa tương xứng với sản lượng do xuất khẩu dưới dạng thô, chưa được chế biến sâu. 

Dẫn chứng với sản phẩm lúa gạo, Việt Nam chủ yếu đang xuất khẩu gạo dưới dạng sơ chế và một số sản phẩm chế biến đơn giản như bánh tráng, cơm sấy. Trong khi đó, các quốc gia khác đã đa dạng hóa sản phẩm từ gạo, bánh gạo, nước uống từ gạo, bánh ăn liền, gạo nấu sẵn, gạo đồ… 

Ông Joachim Sontag, chuyên gia trong ngành chế biến gạo cho biết, hiện nay gạo đồ (sản phẩm gạo được hồ hóa thông qua quá trình thủy nhiệt một phần) đang là sản phẩm gạo có nhu cầu tiêu thụ khá lớn trên thế giới nhờ hàm lượng vitamin và khoáng chất cao hơn gạo thô.

Ngoài ra, các loại gạo chế biến sẵn, gạo nấu nhanh cũng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng do tính tiện lợi. Trước đây Việt Nam cũng từng sản xuất gạo đồ, nhưng mất dần thị trường do kỹ thuật và chất lượng kém.

Do đó muốn mở rộng thị trường và nâng cao giá trị xuất khẩu các sản phẩm từ gạo, Việt Nam cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới trong chế biến sâu. 

Theo đó, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu gạo và nông sản nói chung cần tích cực hợp tác với các Viện nghiên cứu, các nhà sản xuất máy móc nhằm nâng cấp thiết bị, công nghệ phục vụ chế biến sâu.

Qua đó, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm nông sản chế biến. Đây là giải pháp hiệu quả để xây dựng thương hiệu và thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam ra thị trường thế giới./.

Theo Xuân Anh/bnews.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập422
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại846,724
  • Tổng lượt truy cập93,224,388
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây